Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Lời thú tội của một tên trộm iPhone

Lời thú tội của một tên trộm iPhone

Mới đây nhất, một tên trộm smartphone sau khi giải nghệ đã trải lòng trên CNET về câu chuyện của mình. Dù chỉ mới 19 tuổi nhưng Greg đã là một tay trộm lành nghề khi chỉ chuyên nhắm đến iPhone. Có ngày, Greg "thó" được tới 2 chiếc.


Lần ra tay cuối cùng của Greg là vào một buổi đêm tháng 5/2013 tại San Francisco. Đó là một đêm đen đủi theo nhiều nghĩa. Greg tưởng rằng mình sẽ lấy được một chiếc iPhone 5, model iPhone mới nhất khi ấy. Nhưng té ra lại chỉ là một chiếc iPhone 4 với thị giá chỉ bằng một nửa so với iPhone 5 ở chợ đen. Sự nhầm lẫn này khiến Greg chỉ kiếm được 100 USD và tệ hơn, còn cho hắn một chuyến "du lịch miễn phí" vào khám. Đó cũng là lần đầu tiên hắn bị bắt vì tội trộm smartphone.


Tại phòng hỏi cung, cảnh sát không hề ngạc nhiên về tội của Greg. Smartphone dường như đang là lựa chọn đầu bảng của dân trộm cướp đường phố tại thời điểm này, nhất là với giới trộm vị thành niên. Trong vòng một năm từ tháng 6/2012 đến tháng 6/2013, có gần 2/3 số vụ cướp do trẻ vị thành niên tại San Francisco gây ra có liên quan đến ĐTDĐ. Giới chức Mỹ đã phải gọi xu hướng này là một "bệnh dịch". Cứ 10 người sở hữu smartphone tại Mỹ thì có 1 người là nạn nhân của đạo chích smartphone. Con số này nhiều gấp đôi so với chỉ một năm trước đó.


Tình hình còn tệ hơn tại San Francisco, thủ phủ của làng công nghệ Mỹ khi 65% số vụ cướp đầu năm nay liên quan đến thiết bị di động. Diễn biến bệnh dịch nghiêm trọng đến mức cuối tháng 8 vừa qua, San Francisco đã phải kí ban hành điều luật quy định bắt buộc mọi smartphone bán tại đây kể từ tháng 7/2015 sẽ phải tích hợp công nghệ "kill switches". Đây là một phần mềm chống trộm được thiết kế để biến những chiếc điện thoại bị đánh cắp thành cục gạch khi không ai khác, ngoài chủ nhân của máy sử dụng được.


Thủ đoạn ăn trộm ưa thích của Greg là giật thật nhanh điện thoại khỏi tay nạn nhân, thay vì chỉ dựa vào thủ pháp móc túi nhẹ nhàng. Greg cho biết có những mẫu nạn nhân mà giới đạo chích thưởng để mắt. "Bạn sẽ không muốn lấy điện thoại từ ai đó nếu bạn nghĩ mình có thể gặp rắc rối từ họ". Nạn nhân cuối cùng của Greg là một thiếu nữ châu Á, nhỏ nhắn, khoảng 20 tuổi, đang đứng trước xe và nói chuyện điện thoại. Greg tiếp cận nạn nhân, giật điện thoại từ tay cô gái rồi bỏ chạy. Sau đó, hắn lái xe tới một trung tâm thương mại ở dưới phố - địa điểm quen thuộc với dân mua bán điện thoại mất cắp. Hắn bán chiếc iPhone vừa cướp được, nhưng ngay khi hắn lái xe rời đi, cảnh sát đã ập tới.


Hóa ra cảnh sát đã theo dõi chiếc điện thoại thông qua tính năng Find Mi iPhone trên iPad của nạn nhân. Họ cũng tìm thấy hóa đơn 100 USD trong xe của Greg. "Lẽ ra tôi có thể thoát được vụ đó vì họ không bắt được quả tang tôi với chiếc điện thoại". Nhưng có một vấn đề: Bạn gái của Greg, mẹ của đứa con 9 tháng tuổi của hắn, cũng ở trên xe. Và nếu như cảnh sát cố truy vụ việc đến cùng, cô này cũng có thể bị khép tội đồng phạm. Khi ấy, sẽ không ai chăm sóc con gái của Greg cả.


Mẹ của Greg mất sau khi hắn vào tù được 2 tuần. Cú sốc này khiến Greg bừng tỉnh và suy nghĩ lại về cuộc sống của mình.


Một tuýp nạn nhân phổ biến là phụ nữ, đeo túi xách lớn và cắm cúi nhắn tin trên iPhone, không màng đến xung quanh. Những người này dễ dàng trở thành mục tiêu cho giới đạo chích vì họ gần như không để ý gì đến những nguy cơ rình rập quanh mình và thường sẽ phản ứng chậm chạp khi bị can thiệp. Tương tự, một đứa trẻ vung vẩy điện thoại trong tay cũng không khác gì đưa thức ăn ra trước miệng mèo, cảnh sát cho biết.


Chợ đen buôn bán điện thoại mất cắp đang hoạt động rất phát đạt. Bản thân các điều tra viên cũng không chắc những chiếc điện thoại bị trộm sẽ được tẩu tán đi đâu. Một số sẽ đáp xuống chợ đen địa phương. Số khác có thể được vận chuyển tới tận những nơi như Hong Kong. Giới đầu nậu thường chuộng những chiếc điện thoại không khóa mạng, hoặc không được bảo vệ bởi các tính năng bảo mật. Các đời iPhone mới gần đây (cài hệ điều hành iOS 7 trở lên) thường dễ kích hoạt tính năng Find My iPhone hơn, vì thế, ở chợ đen, iPhone đời cổ lại tỏ ra hấp dẫn hơn.


Đối với điện thoại bị khóa mạng thì việc nó dùng nhà mạng nào sẽ quyết định giá bán. AT&T và T-Mobile có giá cao nhất vì hai nhà mạng này thiết lập cấu hình để liên lạc được trên phạm vi toàn cầu, do đó dễ bán lại ở thị trường nước ngoài hơn.


Mục tiêu "hời nhất" hiển nhiên là iPhone vừa ra lò, không khóa mạng hoặc chạy trên nền mạng AT&T và T-Mobile. Tại thời điểm vừa lên kệ, một chiếc iPhone 5s có thể bán được từ 300 - 400 USD. Nếu của các nhà mạng khác thì cũng model đó sẽ rẻ hơn từ 100 - 150 USD. Một chiếc Galaxy S5 không khóa mạng sẽ có giá 100 - 200 USD trên phố.


Tuy nhiên, công việc làm ăn sẽ ngày một khó hơn. Nếu như phần mềm "kill switch" có hiệu quả như lời cảnh sát và giới Tư pháp hứa hẹn thì giới đạo chích chắc chắn sẽ phải nghĩ lại khi định ăn cắp một chiếc điện thoại. Nếu không thể bẻ khóa và sử dụng được thì không ai lại bỏ tiền ra mua một cục gạch cả.


Theo VietNamNet.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.