Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

Mỹ: Dự án của học sinh lớp 6 giúp chính phủ tiết kiệm 400 triệu USD/năm

Mỹ: Dự án của học sinh lớp 6 giúp chính phủ tiết kiệm 400 triệu USD/năm

Suvir Mirchandani chỉ mới 14 tuổi và công trình nghiên cứu của em chỉ ra chính phủ Mỹ có thể tiết kiệm tới 400 triệu USD/năm chỉ bằng việc thay đổi phông chữ.


Ảnh

Dùng phông chữ Garamond có thể giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 400 triệu USD/năm.



Suvir Mirchandani đang học lớp 6 tại trường trung học Dorseyville (Mỹ) khi em thực hiện dự án khoa học về giảm lãng phí và tiết kiệm chi phí. Thay vì áp dụng khoa học máy tính, Suvir muốn tính toán xem có cách nào tốt hơn để tối thiểu hóa lượng mực và giấy đang sử dụng.


Trước đó, giảm lượng giấy sử dụng bằng cách tái chế và in hai mặt là hai giải pháp thường được nhắc đến, song ít người chú ý đến lượng mực phải bỏ ra để in. Họ cũng không nhận ra mực in thực tế còn đắt hơn cả nước hoa Pháp nếu xét theo khối lượng: nước hoa Chanel No.5 có giá 38 USD/ounce, trong khi mực in HP có giá tới 75 USD/ounce (1 ounce tương đương 28,3gram).


Đó là lí do Suvir quyết định hướng dự án vào cách thức giảm lượng mực in cần thiết. Từ một số bài tập photo của giáo viên, cậu tập trung vào các kí tự thường sử dụng nhất là “e”, “t”, “a”, “o” và “r”. Đầu tiên, Suvir xếp hạng mức độ thường gặp của các kí tự trong 4 loại phông chữ: Garamond, Times New Roman, Century Gothic và Comic Sans rồi tính toán lượng mực in được sử dụng cho mỗi kí tự bằng công cụ có tên APFill® Ink Coverage Software. Sau đó, cậu phóng lớn kí tự, in ra rồi cắt lên các tấm bìa để so sánh trọng lượng. Từ đây, Suvir xác định dùng phông chữ Garamand với nét mỏng hơn sẽ giúp trường của mình giảm 24% lượng mực in và tiết kiệm khoảng 21.000 USD/năm.


Được sự ủng hộ từ giáo viên, cậu học sinh 14 tuổi xuất bản nghiên cứu trên ấn phẩm Journal for Emerging Investigors (JEI) của một nhóm cựu sinh viên đại học Harvard. Nó có cùng tiêu chuẩn với các tờ báo chính thống và mỗi bài viết được một nhóm chuyên gia đánh giá. Sarah Fankhauser, một trong những nhà sáng lập JEI nhận định: trong số gần 200 bài viết gửi về từ năm 2011, dự án của Suvir nổi bật hơn cả và có tính thực tiễn.


JEI đề nghị Suvir mở rộng dự án lên quy mô lớn hơn, ở cấp liên bang. Với chi phí mực in 1,8 tỉ USD/năm, cậu bé tiến hành thử nghiệm bằng 5 mẫu từ tài liệu trên website Government Printing Office và cho ra kết quả: nếu thay đổi phông chữ từ Times New Roman sang Garamond, chính phủ Mỹ có thể tiết kiệm gần 400 triệu USD/năm.


Gary Somerset, Giám đốc truyền thông của Văn phòng In ấn Chính phủ (GPO), công trình của Suvir đáng lưu ý song không rõ GPO có thay đổi phông chữ không vì cơ quan này đang tập trung vào chuyển nội dung lên web. Năm 1994, có khoảng 20.000 văn bản được in mỗi ngày song 20 năm sau, con số đã giảm còn 2.500. Ngoài ra, loại giấy dùng để in là giấy tái chế.


Một giải pháp mà chính phủ đưa ra nhằm giảm thiểu lượng mực in sử dụng là “printwise”, hướng dẫn các văn phòng thiết lập mặc định về ba phông chữ Times New Roman, Garamond và Century Gothic. Sáng kiến này có thể giúp chính phủ liên bang tiết kiệm 30 triệu USD/năm. Tuy nhiên, Suvir tin rằng dự án của cậu có tác động rộng hơn vì không chỉ chính phủ, người dân khắp nước Mỹ đều in ấn mỗi ngày.


Theo ICTnews



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.