Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Vỡ mộng với SIM đa năng Vietpay

Vỡ mộng với SIM đa năng Vietpay

Được quảng cáo có thể mang lại lợi nhuận cao, hàng ngàn người đã đổ xô kinh doanh SIM đa năng Vietpay. Tuy nhiên, đến nay, Công ty CP Thanh toán điện tử Việt (Vietpay, đơn vị cung cấp sản phẩm này) có dấu hiệu “biến mất” khiến nhiều người đứng ngồi không yên.


Tiền tỉ “bốc hơi”


Từ đầu năm 2011, trên thị trường viễn thông Việt Nam xuất hiện một loại SIM đa năng có tên là Vietpay do Công ty Vietpay cung cấp. Sản phẩm này là sự hợp tác giữa Vietpay với nhà mạng MobiFone và một số ngân hàng. Người sử dụng SIM Vietpay đa năng có thể nạp tiền vào SIM (qua chuyển khoản ngân hàng, từ ATM, nộp trực tiếp,…) và thao tác trên điện thoại của mình để “bắn tiền” (nạp) cho khách hàng ở 7 mạng di động khác nhau hoặc nạp tiền cho người chơi game và được hưởng chiết khấu theo các mức khác nhau.


Tìm hiểu, chúng tôi được biết mức chiết khấu mà Vietpay chia cho người kinh doanh là 6,5% - 8%. Như vậy, nếu người kinh doanh SIM Vietpay nạp vào 10 triệu đồng và “bắn” cho những người cần nạp tiền thì sẽ được hưởng 650.000 - 800.000 đồng chiết khấu. Với mức chiết khấu cao cộng với tiện lợi là có thể nạp tiền cho mọi mạng di động ngay tức thì nên chủ các cửa hàng bán thẻ cào, SIM số, tiệm tạp hóa, xe thuốc lá,… đã đổ xô tham gia kinh doanh bằng cách nạp tiền qua SIM Vietpay này. Trong các năm 2011, 2012, SIM Vietpay trở thành sản phẩm kinh doanh rất thu hút trên thị trường viễn thông...


Tuy nhiên, sang năm 2013 thì đã sự cố bắt đầu xảy ra. Anh Trần Hoàng Hà - chủ một cửa hàng kinh doanh SIM số, thẻ cào trên đường 3 Tháng 2, quận 10, TP HCM - cho biết: “Tôi đã mua và nạp vào tài khoản SIM Vietpay 15 triệu đồng. Sau đó 1 thời gian ngắn thì dịch vụ “bắn tiền” này liên tục bị khóa và báo nâng cấp. Ban đầu, khi tôi điện thoại đến Vietpay còn có người nghe máy rồi ậm ờ bảo chờ đợi. Sau đó thì hoàn toàn không ai nghe mà chỉ có trả lời tự động. Đến tháng 3, 4/2014 thì Vietpay đã âm thầm dừng hoạt động cả trang web VietPay.vn và các bộ phận khác”.


Anh Hà cho biết hiện số tiền trong tài khoản của anh còn gần 7 triệu đồng nhưng không thể “bắn” cho khách hàng. “Tôi cũng không có cách nào để lấy tiền ra, còn SIM Vietpay thì đã bị khóa hoàn toàn”, anh Hà bức xúc.


Anh Võ Tuấn Minh, chủ một cửa tiệm internet tại Bình Dương, cho hay: “Dịch vụ này ban đầu sử dụng tốt lắm nhưng từ tháng 8-2013 thì ngưng dần hoạt động. Đến tháng 3/2014, tôi vào trang web của vietpay.vn không được nữa. Tôi còn trong tài khoản này hơn 3 triệu đồng...”.


Nhiều đại lí bán SIM số, nạp tiền điện thoại và cá nhân kinh doanh SIM Vietpay tại TP HCM cho biết từ khoảng cuối năm 2013 đến nay, họ không thể nào liên lạc được với Vietpay, gọi vào tổng đài chăm sóc khách hàng 1800599962 thì tổng đài này đã bị khóa. Nhiều người cho biết chỉ làm việc với nhân viên của Vietpay trực tiếp hoặc qua điện thoại nhưng khi sự cố xảy ra thì những người này liền biến mất, điện thoại không liên lạc được, địa chỉ công ty cũng không có thật.


Cần truy cứu trách nhiệm, đòi bồi thường


Nhiều người cho rằng MobiFone phải có trách nhiệm với người tiêu dùng vì đã liên đới hợp tác cùng Vietpay.


Ngày 28/9, chúng tôi đã đặt câu hỏi với nhà mạng MobiFone. Đại diện truyền thông nhà mạng này cho biết: MobiFone kí hợp đồng đại lí có chức năng nạp tiền điện tử với Vietpay; Vietpay cung cấp cho đại lí, điểm bán lẻ sử dụng nạp tiền cho khách hàng MobiFone. Việc Vietpay kí hợp đồng với các đại lí, điểm bán lẻ để nạp tiền cho khách hàng là theo thỏa thuận riêng của Vietpay và các đại lí, điểm bán. MobiFone không liên quan tới các thỏa thuận đó.


Theo đại diện MobiFone, SIM MobiFone chỉ đóng vai trò là công cụ để bán hàng, MobiFone chỉ thu phí dịch vụ nạp tiền trên cơ sở số lượng bản tin gửi đi qua đầu số nhà mạng này. Việc hợp tác của MobiFone và Vietpay cũng tương tự mạng khác nhằm cung cấp dịch vụ nạp tiền cho khách hàng.


“Trong thời gian qua, MobiFone cũng đã nhận được phản ánh của một số đại lí, điểm bán lẻ về vấn đề này. MobiFone đang làm việc và yêu cầu Vietpay cung cấp đầy đủ thông tin để tìm hướng xử lí, bảo đảm quyền lợi cho các đại lí, điểm bán” - đại diện nhà mạng này khẳng định.


Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, hành vi của Vietpay có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Người dùng có thể tố cáo, khiếu nại, khởi kiện Vietpay để bảo vệ quyền lợi của mình. Ông Hậu cho rằng Cục Quản lí cạnh tranh - Bộ Công Thương nên chuyển ngay các hồ sơ khiếu nại của người dùng sang cơ quan chức năng để truy cứu trách nhiệm, đòi bồi thường hoặc truy nã những đối tượng lừa đảo nếu như có dấu hiệu biến mất.


Khiếu nại tập trung vào Vietpay


Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lí cạnh tranh cho biết nội dung khiếu nại của người tiêu dùng trong 4 tháng đầu năm 2014 chủ yếu tập trung vào Công ty Vietpay với tổng giá trị tranh chấp lên đến hàng tỉ đồng. Với những sự việc như Vietpay, người tiêu dùng có thể gửi đơn khiếu nại tới Cục Quản lí cạnh tranh để được bảo vệ quyền lợi.


Luật sư Nguyễn Văn Hậu khuyến cáo: “Những người kinh doanh các loại SIM đa năng nên hết sức thận trọng khi chuyển tiền vào các dịch vụ này. Chỉ nên chuyển số tiền vừa phải, đủ cho kinh doanh để tránh tình trạng có thể bị lừa đảo, không thể lấy lại được như của Vietpay”.


Theo Người Lao Động.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.