Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Làn sóng mới sắp nhấn chìm các ông lớn Android

Làn sóng mới sắp nhấn chìm các ông lớn Android

Lợi nhuận từ Android


Không nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) nào được hưởng lợi nhiều hơn Samsung từ sự gia tăng của Android nhưng có dấu hiệu cho thấy sự thống trị của họ đang bị đe dọa. Hãy xem báo cáo kinh doanh quý 2/2014, lợi nhuận của mảng di động đang giảm xuống. Samsung vẫn tạo ra hơn 6 tỉ USD lợi nhuận và phần lớn trong số đó là nhờ vào việc bán smartphone nhưng lợi nhuận của bộ phận di động giảm nhanh hơn và họ đã mất gần 30% so với quý cùng kì năm ngoái.



HTC là “ngôi sao” đầu tiên sử dụng nền tảng Android nhưng đã gặp khó khăn trong vài năm qua. Dòng HTC one đã giúp công ty thu được lợi nhuận trở lại, họ đã thu được 75 triệu USD lợi nhuận trong quý trước nhưng doanh số vẫn đang giảm.


Sony đã chiến đấu để trở lại trong phân khúc di động với dòng Xperia Z cao cấp và một lịch trình cập nhật phiên bản mới 6 tháng 1 lần, nhưng mảng di động của họ đã thua lỗ 27 triệu USD trong quý qua.


LG có vẻ như là một trong số ít các nhà sản xuất OEM quen thuộc đi theo con đường khác với lợi nhuận thu được từ mảng di động trong quý 2 vừa qua là 83,4 triệu USD, đây là khoản lợi nhuận đầu tiên trong một thời gian.


Đây vẫn là những ngày đầu đối với bộ phận phần cứng điện thoại cũ của Nokia, hiện đã trở thành một phần của Microsoft nhưng công ty thông báo doanh số bán được 5,8 triệu điện thoại, đây là sự gia tăng khiêm tốn so với quý cùng kì năm ngoái. Doanh số này chủ yếu nhờ vào phân khúc bình dân và tầm trung.


Ánh bình minh mới


Tất cả các nhà sản xuất smartphone tên tuổi đang phải đối mặt với cùng một mối đe dọa. Đó là sự xuống dốc của giả cả và OEM phải lựa chọn giữa giá thấp và sức mạnh thương hiệu nếu họ muốn trở nên nổi bật và cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác. Phần lớn sự tăng trưởng của điện thoại thông minh là trong các thị trường đang phát triển. Trong đó thị trường Trung Quốc và Ấn Độ là lớn nhất.


Sự trỗi dậy của các nhà sản xuất Trung Quốc


Có lẽ vì vậy mà không bất ngờ khi chúng ta nhìn thấy nhiều nhà sản xuất Trung Quốc tham gia vào cuộc chơi này. Lenovo đã mua lại Motorola sau khi bổ nhào vào thị trường bình dân theo Google. Xiaomi khẳng định, vị trí đứng đầu phân khúc smartphone ở Trung Quốc trong quý 2/2014 với 14% thị phần. ZTE, Huawei, Alcatel và thậm chí những nhà sản xuất mới như Oppo và onePlus cũng tạo những dấu ấn đáng kể nhằm gia tăng sự cạnh tranh với các đối thủ khác.


Câu hỏi lớn được đặt ra là các nhà sản xuất Trung Quốc kiếm được bao nhiều lợi nhuận? Đó có thể là một câu hỏi khó trả lời. Chúng ta biết rằng, sản lượng smartphone toàn cầu đối với Huawei và Lenovo tăng lên nhanh chóng giúp cho các nhà sản xuất này chiếm giữ vị trí thứ 3 và 4 trong quý 2/2014. Alcatel xuất xưởng với con số kỉ lục trong quý 2/2014 khẳng định sự tăng trưởng 40% và chiếm 4% thị phần toàn cầu. ZTE kiếm được 100 triệu USD lợi nhuận trong quý trước nhưng không cho biết đã bán được bao nhiêu smartphone.


Xiaomi bán được một lượng lớn các thiết bị cầm tay và tuyên bố mức doanh thu 5,31 tỉ USD trong nửa đầu năm 2014, nhưng lại không tiết lộ về lợi nhuận thu được.


Các OEM ở Ấn Độ như Micromax, Karbonn, và Lava tuyên bố, chiếm thị phần lớn tại Ấn Độ. Bây giờ Google đang bắt đầu lái doanh số điện thoại Android one thông qua quan hệ đối tác với các OEM vì muốn đảm bảo rằng, họ sẽ phân phối các dịch vụ của Google. Chương trình Android one cũng cho phép họ giảm sự phân mảnh.


Ai được lợi?


Các OEM muốn bán điện thoại di động và kiếm được càng nhiều lợi nhuận từ phần cứng càng tốt. Trong khi đó, Google chỉ muốn dịch vụ của mình ngày càng sử dụng nhiều trên thiết bị càng tốt vì họ hứng tới kiếm tiền từ quảng cáo.


Khi việc sử dụng Internet đang nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu của các thiết bị di động, Android là một cách rất thông minh cho Google để duy trì sự thống trị của nó. Thay vì phải trả một khoản tiền lớn cho công ty như Apple để họ cung cấp công cụ tìm kiếm mặc định, thì họ cho không các OEM nền tảng của họ trên đó mặc định sẵn các dịch vụ của Google.


Google đã tìm cách đẩy giá xuống với dòng Nexus và Motorola, mà không xa lánh các nhà sản xuất OEM. Có thể đến một thời điểm khi các nhà sản xuất OEM nhận ra lợi ích của họ không còn được như mong đợi và Android không thể cung cấp những gì họ cần nữa.


Có lẽ chỉ đơn giản là quá muộn cho các OEM như HTC, LG, Sony để thoát khỏi Android. Số phận mảng di động của họ gắn liền với nền tảng Android, vậy làm thế nào để củng cố vị trí của họ trong thị trường Android bây giờ? Nhưng các nhà sản xuất OEM tại Trung Quốc và Ấn Độ có thể tạo ra bước đột phá lớn khi “cắt xén” phần cứng và họ không nhất thiết cần sự tham gia của Google trong không gian phần mềm. Android sẽ không dễ bị lật đổ nhưng cuộc đấu tranh để kiểm soát nền tảng này sẽ được các nhà sản xuất đẩy mạnh hơn.


Theo Vnmedia.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.