Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Lịch sử 12 năm vẻ vang của máy chơi game Xbox

Lịch sử 12 năm vẻ vang của máy chơi game Xbox

Đã tròn 12 năm kể từ khi chiếc Xbox đầu tiên được bán ra. Sau đây là những điểm nhấn của máy chơi game console được Microsoft tung ra vào 2001 này.


Chiếc Xbox đầu tiên



Chiếc Xbox đầu tiên lên kệ vào ngày 15/11/2001 với giá bán 299 USD, cạnh tranh trực tiếp với Play Station 2 của Sony và GameCube của Nintendo. Microsoft cũng đưa tựa game đình đám Halo, cùng hàng loạt game lớn khác, lên console này. Điểm mạnh của chiếc Xbox đầu tiên là cấu hình tốt, hỗ trợ màn hình độ phân giải cao, cổng Ethernet, bộ nhớ lớn. Điểm yếu của máy là kích thước cồng kềnh, yêu cầu phần cứng ngoài để mở khóa tính năng xem DVD.


Xbox 360 Pro



4 năm sau đó, ngày 22/11/2005, Microsoft giới thiệu Xbox thế hệ thứ 2, hay còn gọi là Xbox 360. Máy có phần mặt có thể tháo rời, ổ cứng 20 GB, không hỗ trợ WiFi (người dùng phải mua bộ hỗ trợ riêng với giá 99 USD). Mặc dù máy không có cổng xuất HDMI (chỉ được bổ sung ở các phiên bản sau đó), nhưng đây được xem là console đầu tiên được thiết kế để hỗ trợ đồ họa chuẩn HD. 360 lên kệ sớm hơn các đối thủ Play Station 3 và Nintendo Wii 1 năm (các console này ra mắt tháng 11/2006), và phần cứng bị tố gặp lỗi nặng, trong đó đáng hổ thẹn nhất là lỗi "đèn đỏ" (một ánh sáng màu đỏ liên tục nhấp nháy trên máy).


Xbox 360 phiên bản ổ cứng 20 GB được bán với giá 399 USD. Ngoài ra Microsoft cũng bán một phiên bản khác với giá 299 USD nhưng máy không đi kèm ổ cứng.


Xbox 360 Elite



Xbox 360 Elite có thể xem là phiên bản cải tiến của Xbox 360 đời đầu. Máy có thiết kế toàn màu đen và ra mắt tháng 4 năm 2007. Xbox 360 Elite được bổ sung cổng xuất HDMI, ổ cứng dung lượng cao 120 GB, và được bán với giá 480 USD.


Điểm mạnh của chiếc máy này chính là bộ sưu tập game đồ sộ, bao gồm nhiều tựa game độc quyền của Xbox 360, tất cả các game đều có độ phân giải cao, giao diện Dashboard thân thiện, hỗ trợ tay cầm không dây và các phụ kiện khác, dịch vụ Xbox Live hỗ trợ multiplayer trực tuyến (có chat voice và matchmaking - ghép 2 người chơi với nhau). Xbox 360 Elite tương thích ngược với rất nhiều game trên Xbox đời đầu, Marketplace trực tuyến cho phép mua các minigame dễ dàng, hỗ trợ phim HD và TV Show.


Tuy nhiên, máy cũng có nhiều điểm yếu như không thể khắc phục các lỗi khó chịu mà người tiền nhiệm của nó - Xbox 360 - để lại: ổ DVD và hệ thống tản nhiệt phát ra nhiều tiếng ồn, bộ nguồn có kích cỡ quá to, không hỗ trợ kết nối mạng không dây, chỉ có 3 cổng USB, ổ DVD chất lượng tầm thường, chơi online cần phải mất thêm phí đăng kí dịch vụ Xbox Live, hạn chế phụ kiện của bên thứ 3.


Xbox 360S



Tại Hội chợ E3 năm 2010, Microsoft giới thiệu Xbox 360S, một phiên bản cải tiến nữa của 360 với thiết kế được "giảm béo", gọn gàng hơn. Microsoft cũng bổ sung kết nối WiFi và ổ cứng dung lượng lớn, 250 GB ở phiên bản này. Máy có giá bán 299 USD. Đồng thời đến phiên bản này thì lỗi đèn đỏ ở Xbox 360 đời đầu cũng được khắc phục. Đồng thời, cùng với việc bổ sung Netflix (dịch vụ cho thuê phim) và hàng loạt dịch vụ stream khác, Xbox 360 ngày càng trở thành một thiết bị media quan trọng.


Những điểm mạnh của máy là thiết kế bóng bẩy (nhỏ hơn phiên bản cũ 17%), hoạt động êm hơn, tản nhiệt tốt hơn, khay đĩa và nguồn cũng ổn định hơn, ổ cứng dung lượng cao (250 GB), WiFi tích hợp, 5 cổng USB, cổng Kinect riêng.


Nhược điểm của Xbox 360S là vẫn dùng ổ cứng độc quyền, nguồn máy vẫn cồng kềnh, controller trên D-pad không có gì cải tiến, không có cáp đi kèm để hỗ trợ chơi game HD.


Xbox 360 Kinect



Cũng trong năm 2010, Microsoft giới thiệu cảm biến Kinect. Đây được xem là câu trả lời cho Wii của Nintendo với tay cầm Wii Remote có thể nhận diện cử chỉ. Ngoài việc bổ sung nhận diện cử chỉ cho Xbox 360, Kinect cũng được tích hợp cả camera. Mặc dù cảm biến này bán tốt, nhưng không có nhiều game tận dụng các tính năng của nó. Kinect, vì thế, chỉ như một phụ kiện tạo nên sự nổi bật cho Xbox mà thôi.


Những điểm mạnh của Xbox 360 Kinect là hỗ trợ điều khiển bằng chuyển động, thư viện game phong phú, điều khiển giọng nói. Điểm yếu là nó đòi hỏi người chơi mất công tìm hiểu, điều hướng menu và video thường không ổn định, cần phòng có diện tích lớn để hoạt động, nhiều game yêu cầu người chơi phải đứng, cần nguồn riêng khi sử dụng với các máy Xbox 360 đời cũ.


Xbox 360E



Được giới thiệu tại E3 2013, Microsoft đã thiết kế giúp Xbox 360E nhỏ gọn hơn một chút so với thế hệ trước nó. Máy có giá bán 250 USD và thường được tặng kèm 1 đến 2 game khi mua. Có thể nói đó là một mức giá hấp dẫn dành cho game thủ. Điểm mạnh của máy vẫn là thư viện game phong phú, máy chạy mát hơn các thế hệ trước. Điểm yếu đó là cổng A/V cũ và S/PDIF đã bị loại bỏ, không có ổ Blu-ray, yêu cầu phải có tài khoản Xbox Live Gold mới hỗ trợ chơi online và nhiều ứng dụng giải trí.


Xbox One



Xbox One - thế hệ Xbox mới nhất của Microsoft, vừa lên kệ ngày 22/11 vừa qua, chỉ sau PS4 một tuần lễ. Máy có giá 499 USD đã bao gồm cả cảm biến Kinect thế hệ mới (người dùng bắt buộc phải mua cả combo này, không thể mua riêng). Với Xbox One, Microsoft không chỉ tập trung vào tải nghiệm game, mà còn tích hợp trong đó nhiều tiện ích giải trí. One được tích hợp dịch vụ TV trực tuyến, có tính năng nhận diện giọng nói, điều khiển chuyển động rất hứa hẹn. Những điểm mạnh khác gồm đồ họa game được cải tiến, game độc quyền nhiều hơn (1 chút) so với PS4.


Tất nhiên, One vẫn còn những điểm yếu như dịch vụ TV trực tuyến hoạt động chưa mượt mà, khả năng nhận diện giọng nói của Kinect chưa ổn định, giao diện dashboard mới phức tạp hơn trước. Máy có giá đắt hơn đối thủ PS4 100 USD, và yêu cầu phải đăng kí dịch vụ Xbox Live Gold (có trả phí) mới có thể sử dụng nhiều tính năng hấp dẫn.


Theo Genk/CNET



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.