Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Những CEO công nghệ mất chức trong năm 2013

Những CEO công nghệ mất chức trong năm 2013

Chuyện CEO của một số hãng công nghệ lừng danh thôi chức hay nghỉ hưu trong năm qua trở thành một trong những chủ đề được quan tâm, khi mà những chức danh ấy gắn liền với sự thăng trầm của những cái tên như Microsoft, Nokia, BlackBerry hay Acer.


Steve Ballmer


Ảnh

Steve Ballmer đã khóc trong buổi họp chia tay Microsoft



Steve Ballmer là CEO được quan tâm khá nhiều trong năm 2013 này, không phải vì những thành công hay thất bại của ông mà vì ông chuẩn bị về hưu, chấm dứt 13 năm ở cương vị Tổng Giám đốc điều hành tập đoàn phần mềm Microsoft. Đây quả thực là sự kiện được cả giới truyền thông lẫn ngành công nghệ quan tâm.


Steve Ballmer trở thành người của Microsoft vào ngày 11/6/1980 và là nhân viên thứ 30 của Microsoft. Ông là nhà quản lí kinh doanh đầu tiên do Bill Gates tuyển dụng. Tháng 1/2000, Steve Ballmer chính thức trở thành CEO của Microsoft. Hồi năm 2008, Steve Ballmer từng nói ông dự định sẽ làm CEO của Microsoft trong một thập kỉ nữa, tức là đến năm 2018. Tuy nhiên, tháng 8 vừa qua, Steve Ballmer bất ngờ tuyên bố sẽ về hưu trong vòng 12 tháng tới, sau khi Microsoft bị lỗ hàng tỉ USD và thất bại của máy tính bảng Surface. Ballmer nói ông rất lấy làm tiếc đã không tập trung vào Windows Mobile vào đầu những năm 2000, khiến Microsoft bị tụt xuống vị trí thứ 3 trên thị trường smartphone hiện nay.


Trong thư gửi tới các nhân viên của mình, Ballmer cho biết Microsoft đang trải qua một quá trình chuyển đổi rất quan trọng, cần một nhà lãnh đạo có thể gắn bó lâu dài với hướng đi mới. Steve Ballmer cho cho biết về hưu là một quyết định rất khó khăn và khiến ông xúc động, và ông lựa chọn điều này vì quan tâm tới công ty mình yêu quí.


Steve Ballmer đã chủ trì cuộc họp cuối cùng tại công ty vào tháng 9/2013. Tại cuộc họp này, Steve Ballmer đã bật khóc trước gần 10.000 nhân viên của Microsoft, và hàng ngàn nhân viên theo dõi cuộc họp qua Internet tại nhà hoặc tại văn phòng Microsoft ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ông đã nói về tình yêu của mình đối với Microsoft sau 33 năm gắn bó với công ty.


Stephen Elop



Stephen Elop cũng là một nhân vật được nhắc đến trong danh sách những CEO mất chức năm nay, bởi sau khi bộ phận thiết bị di động của Nokia về với Microsoft thì Stephen Elop cũng sẽ không còn là CEO của Nokia nữa. Mặc dù Stephen Elop là một trong những ứng cử viên sáng giá cho vị trí CEO của Microsoft song chưa thể nói trước gì về khả năng này.


Mặc dù mất chiếc ghế CEO tại Nokia, song Stephen Elop cũng được hưởng không ít bổng lộc từ sự kiện này. Theo thông tin, Stephen Elop được thưởng 25 triệu USD sau khi thương vụ Nokia-Microsoft hoàn thành. Các thông tin bên lề cho biết ông Elop đã nhận được một hợp đồng của Nokia trong đó có điều khoản đảm bảo ông Elop sẽ nhận được 25 triệu USD tiền đền bù nếu ông có thể bán mảng di động của Nokia. Người dân Phần Lan và giới truyền thông Phần Lan rất phẫn nộ vì số tiền thưởng này, và đã có những cuộc biểu tình phản đối. Nokia đã phải đề nghị ông Elop nhận khoản thưởng ít hơn như một động thái để “xoa dịu tình hình”, tuy nhiên, ông Elop từ chối với lí do ông chuẩn bị li dị vợ và e rằng vợ ông sẽ không chịu khoản tiền chia ít hơn 25 triệu USD.


Ngày 3/12/2013, Nokia tuyên bố ông Elop đã không còn là CEO và Chủ tịch Nokia nữa, và ông cũng đã từ chức khỏi Ban Giám đốc Nokia. Chủ tịch Nokia là Risto Siilasmaa sẽ nắm quyền lãnh đạo Nokia.


Thorsten Heins


Ảnh

Thorsten Heins là một trong những CEO vất vả nhất của làng công nghệ năm 2013



Thorsten Heins là một trong những CEO vất vả nhất của làng công nghệ năm 2013, bởi vì BlackBerry đã trải qua một năm đầy khó khăn, chật vật, thậm chí là trên đường suy thoái. Ngày 4/11/2013, Thorsten Heins đã bị sa thải khỏi BlackBerry, người sẽ thay thế trách nhiệm CEO công ty của ông là John Chen, một doanh nhân Hong Kong.


Trước đó, BlackBerry tuyên bố đã “bán mình” cho hãng tài chính Fairfax Financial Holdings, song sau đó họ bất ngờ cho biết đã huỷ bỏ kế hoạch, đồng thời sa thải Thorsten Heins. Không như việc về hưu của Steve Ballmer hay sự ra đi của Stephen Elop, số phận bị sa thải của Thorsten Heins có vẻ đáng buồn hơn, nhất là trong bối cảnh BlackBerry gặp vô vàn khó khăn trong cuộc cạnh tranh với các đối thủ như Apple, Samsung, Google….


Tháng 1/2012, Thorsten Heins trở thành CEO và chủ tịch BlackBerry, kế vị hai đồng sáng lập Jim Balsillie và Mike Lazaridis. Trong thời gian Heins làm CEO BlackBerry, công ty tiếp tục gặp nhiều khó khăn và chậm trễ trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường di động. Rời khỏi vị trí CEO BlackBerry, Heins được nhận 22 triệu USD đền bù.


J.T Wang



Không chỉ có Thorsten Heins, mà CEO J.T Wang của hãng Acer cũng có một năm 2013 buồn. Đầu tháng 11, J.T Wang tuyên bố từ chức CEO của Acer trong bối cảnh hãng sản xuất máy tính tiếp tục có thêm kết quả kinh doanh đáng thất vọng. Acer đã phải đưa Chủ tịch Jim Wong lên thay thế ông Wang để lãnh đạo Acer. Tuy nhiên, chỉ mấy tuần sau, cũng trong tháng 11 này, Chủ tịch Jim Wong cũng nói lời chia tay Acer, vì không cáng đáng nổi những khó khăn, thất bại của công ty. Hiện nay, đồng sáng lập Stan Shih đang phải gánh vác trọng trách CEO của công ty.


Acer vẫn là nhà sản xuất máy tính lớn thứ 4 thế giới nhưng doanh thu giảm mạnh vì doanh số toàn thị trường chững lại. Trong Q3/2013, Acer báo lỗ 446 triệu USD, mức lỗ lớn nhất trong lịch sử công ty, và dự định cắt giảm 7% nhân sự nhằm tiết kiệm 100 triệu USD chi phí hoạt động. Dù doanh số máy tính giảm gây ảnh hưởng xấu đến phần lớn nhà sản xuất, theo hãng nghiên cứu IDC, 3 hãng đứng đầu gồm Lenovo, HP và Dell vẫn tăng trưởng.


Theo ICTnews



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.