Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Chuyện đời thú vị của đồng sáng lập Microsoft Paul Allen

Chuyện đời thú vị của đồng sáng lập Microsoft Paul Allen

Đồng sáng lập Microsoft, ông Paul Allen, là một nhà đầu tư, nhà từ thiện, nghệ sĩ guitar, một tỉ phú đam mê nghệ thuật và ở tuổi 61, ông đã từng hai lần chiến thắng căn bệnh ung thư.


Ảnh

Đồng sáng lập Microsoft, ông Paul Allen



Có lẽ ít ai chưa từng nghe tới nhà đồng sáng lập Microsoft Bill Gates, một trong những người giàu nhất thế giới. Trong khi đó, nhà đồng sáng lập khác của Microsoft, ông Paul Allen, chỉ trở nên nổi tiếng sau khi ông xuất bản cuốn hồi kí vào năm 2011.


Paul Allen cũng rất giàu có. Ông là người giàu thứ 55 trên thế giới với tài sản trị giá 16 tỉ USD. Paul Allen đã đầu tư vào rất nhiều công ty công nghệ, bất động sản và cả nghệ thuật. Nhưng cuộc sống của ông còn có những bữa tiệc nhạc rock, các bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật và biệt thự, những chiếc du thuyền xa hoa và các đội thể thao nổi tiếng.


Ảnh

Trong bức ảnh những nhân viên đầu tiên của Microsoft, Paul Allen là người ở góc dưới cùng bên phải.



Ảnh

Và đây là hình ảnh của ông hiện tại



Allen tự miêu tả bản thân trên trang web PaulAllen.com là “một nhà từ thiện, nhà đầu tư, chủ các đội thể thao Seahawks và Blazers, nghệ sĩ guitar, người ủng hộ khoa học thần kinh, nhà tiên phong trong lĩnh vực không gian và nhà đồng sáng lập của Microsoft”.


Paul Allen là một nghệ sĩ guitar


Allen không chỉ tiệc tùng cùng các ngôi sao nhạc Rock, ông còn tham gia biểu diễn với họ. Allen chơi guitar và có ban nhạc riêng tên là “The Underthinkers”. Allen sáng tác hoặc đồng sáng tác ca khúc cho ban nhạc biểu diễn.


Ảnh

Bìa album "Everywhere at Once" của Paul Allen.



Theo tin đồn trong làng âm nhạc, Allen trả lương toàn thời gian cho một số nghệ sĩ. Những người này phải sẵn sàng lên máy bay đi tới bất cứ nơi đâu trên thế giới để cùng Allen tham gia bữa tiệc nhạc rock với những vị khách nổi tiếng khác như Eric Clapton.


Ông xây viện bảo tàng dành riêng cho thần tượng Rock and Roll


Năm 2000, Allen khởi động Experience Music Project, một viện bảo tàng Rock and Roll dành riêng cho thần tượng Jimi Hendrix của ông. Viện bảo tàng được đặt trong tòa nhà Frank Gehry và nhìn từ trên xuống, trông nó giống như một cây đàn guitar bị tan chảy.



Sau đó, Experience Music Project đã phát triển thành một bảo tàng âm nhạc tương tác thực sự, nơi diễn ra nhiều cuộc triển lãm.


Paul Allen sở hữu hai đội thể thao chuyên nghiệp



Rất nhiều tỉ phú sở hữu các đội thể thao chuyên nghiệp, nhưng Allen sở hữu tới hai: đội bóng rổ Portland Trail Blazers mà ông mua hồi năm 1988 và đội bóng đá Seattle Seahawks được mua hồi năm 1997.


Ông cũng sở hữu một phần Seattle Sounders FC, câu lạc bộ bóng đá có các trận thi đấu thường xuyên bán cháy vé 30.000 chỗ ngồi ở sân vận động Qwest Field. Ngoài ra, Paul Allen còn sở hữu một phần đội bóng rổ NBA.


Bảo tàng khoa học viễn tưởng



Năm 2004, Allen mở Bảo tàng Khoa học viễn tưởng Hall of Fame ở cùng tòa nhà với viện bảo tàng Rock and Roll Experience Music Project với những đồ trưng bày như ghế của thuyền trưởng Kirk.


Ngoài ra, tại đây còn có không gian để trưng bày về những bộ phim kinh dị và triển lãm khoa học viễn tưởng. 3 đạo diễn nổi tiếng nhất của thể loại phim kinh dị - Roger Corman, John Landis và Eli Roth giúp Allen giám tuyển bộ sưu tập.


Sưu tập máy bay chiến đấu cổ điển từ thời thế chiến thứ hai


Ảnh

Đây là một bức ảnh được công bố từ năm 2008, khi ông mở cửa bộ sưu tập máy bay từ thế chiến thứ II ra công chúng.



Ông sưu tập đồ nghệ thuật không chỉ vì sự yêu thích, đó còn là công việc kinh doanh



Tháng trước, Bloomberg đưa tin một bức hoạ của Mark Rothko mà Allen sở hữu được bán với giá 56,2 triệu USD trong một cuộc đấu giá. Allen mua tác phẩm này với giá 34,2 triệu USD hồi năm 2007.


Gần đây, Allen cũng giám tuyển bộ sưu tập 40 bức họa phong cảnh châu Âu và Mỹ để lựa chọn kiệt tác cho một cuộc triển lãm diễn ra tại Bảo tàng nghệ thuật Portland and Seattle trong vài năm tới.


Sở hữu không chỉ một, mà tới hai chiếc du thuyền


Allen sở hữu một trong những du thuyền lớn nhất thế giới có tên Octopus, với kích thước 126 m. Chiếc du thuyền này được cho là tốn tới 20 triệu USD phí bảo trì mỗi năm. Octopux là nơi Allen tổ chức một số bữa tiệc năm mới với khách mời là những nghệ sĩ nổi tiếng như Mick Jagger và Damian Marley. Octopux rất khổng lồ, nó còn đi kèm một chiếc tàu ngầm riêng. Chiếc tàu ngầm này có đủ tiện nghi cho 10 người sống trên đó trong 2 tuần.




Ông cũng có một du thuyền khác có tên Tatoosh với chiều dài 92 m



Tatoosh có đủ chỗ cho 20 khách và 30 thủy thủ đoàn. Trên du thuyền này có phòng chiếu phim, bể bơi, sân bóng rổ, phòng thu âm, phòng tập thể hình.


Thành lập công ty về hàng không với mục tiêu phát triển máy bay lớn nhất thế giới



Allen đồng sáng lập ra Stratolaunch Systems, công ty nghiên cứu cách giảm cước hàng không bằng cách sử dụng máy bay lớn trọng lượng nhẹ để đưa hành khách và hàng hóa khỏi mặt đất. Stratolaunch đang chế tạo chiếc máy bay lớn nhất thế giới với sải cánh lớn hơn chiều dài của một sân bóng đá. Công ty này có tới 747 kĩ sư. Công ty hi vọng đưa chiếc máy bay này đi vào hoạt động trong năm 2016.


Thích sưu tầm cả… biệt thự


Ảnh

Căn biệt thự này có 6 phòng ngủ, và một nhà khách hai phòng ngủ dành riêng cho khách tới thăm, gara có thể chứa tới 5 chiếc ô tô.



Giống nhiều tỉ phú giàu có khác, Paul Allen có danh mục đầu tư bất động sản khá lớn. Allen dường như mua biệt thự ở bất cứ nơi nào ông cần có chỗ “hạ cánh”. Ví dụ, không lâu sau khi công ty đầu tư Vulcan Capital của ông mở văn phòng tại Palo Alto, Allen đã mua một biệt thự tuyệt đẹp giá 27 triệu USD ở Atherton, thành phố xa hoa nhất Thung lũng Silicon.


Bán biệt thự ở Malibu vì ghét tiếng sóng biển


Tháng 4/2014, Allen bán biệt thự Malibu giá 28 triệu USD nằm trên bãi biển Carbon, còn nổi tiếng với cái tên bãi biển tỉ phú. Allen mua biệt thự này hồi năm 2010 với giá 25 triệu USD. Có tin đồn rằng ông không thích sống tại đây vì ghét tiếng sóng biển.



Thành lập viện nghiên cứu khoa học não bộ



Allen tài trợ cho rất nhiều dự án từ thiện, bao gồm cả Viện Allen về Khoa học não bộ. Viện này thường xuyên thực hiện miễn phí những nghiên cứu về não trên trang web brain-map.org.


Dành hơn 1,5 tỉ USD để làm từ thiện


Allen làm từ thiện tổng số 327,6 triệu USD trong năm 2011, khiến ông trở thành người Mỹ hào phóng nhất trong năm đó. Ông tài trợ vốn cho các dự án toàn cầu như nghiên cứu đại dương, bảo tồn động vật hoang dã châu Phi, đặc biệt là tổ chức bảo vệ loài voi có tên Elephants Without Borders. Quỹ Paul G Allen Family của ông dành để nghiên cứu những vấn đề ảnh hưởng tới khu vực Seattle, tập trung vào các lĩnh vực âm nhạc, thanh niên và giáo dục.


Người đàn ông hai lần chiến thắng căn bệnh ung thư



Tháng 1/2014, Paul Allen bước sang tuổi 61. Trước đây, ông từng bị chẩn đoán mắc một dạng ung thư hạch bạch huyết có tên Hodgkin. Năm 1983, ông phải ngừng công việc tại Microsoft để được điều trị. Sau đó, ông đã hồi phục hoàn toàn.Tuy nhiên, tới năm 2009, ông lại phải trải qua việc điều trị một loại ung thư bạch huyết khác và Allen tiếp tục chiến thắng bệnh tật. 5 năm sau, năm 2014, Allen vẫn có thể say mê biểu diễn nhạc rock.


Theo ICTnews



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.