Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Ra mắt sàn giao dịch bitcoin ở Việt Nam và câu chuyện pháp lí

Ra mắt sàn giao dịch bitcoin ở Việt Nam và câu chuyện pháp lí
Vào tháng 03/2014, Cảnh sát điều tra Công an Tỉnh Khánh Hoà đã bắt điều tra và khởi tố một doanh nghiệp vì khai thác và mua bán đồng bitcoin. Tuy nhiên mới đây, ngày 9/7/2014, sàn giao dịch đồng bitcoin VBTC đã chính thức ra mắt tại Việt Nam.

VBTC là sàn giao dịch đồng bitcoin liên kết giữa công ty môi giới BitcoinVietnam và startup về giao dịch bitcoin của Israel là Bit2C Ltd. Liên doanh này tin tưởng nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam sẽ là mảnh đất màu mỡ để đưa đồng bitcoin từ thị trường quốc tế vào thị trường Việt Nam, đồng thời giúp khách hàng Việt Nam tiếp cận với phương pháp bảo mật đáng tin cậy và tốt nhất liên quan đến công nghệ này.


Bà Nguyễn Trần Bảo Phương (CEO BitcoinVietnam) cho biết:



Đã đến lúc Việt Nam phải bắt kịp để không bị bỏ lỡ xu hướng công nghệ lớn này. Đó cũng là mong muốn của những người đứng đầu Việt Nam khi muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm công nghệ của Đông Nam Á.


Một trong những chủ đề trong Hội nghị thường niên của ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức là, thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay đang thiếu tính bảo mật, lợi nhuận chưa cao và thiếu phương thức thanh toán thuận tiện.


Công nghệ bitcoin hoàn toàn có thể giúp nền kinh tế quốc nội giải quyết vấn đề này cũng như tiếp tục phát triển trong tương lai.



Tuy nhiên, mọi chuyện có vẻ như không đơn giản như vậy.


Ngay sau khi có thông tin sàn giao dịch bitcoin VBTC đi vào hoạt động, Ngân hàng Nhà nước chính thức đề nghị Bộ Công an vào cuộc để xác minh phương thức hoạt động và giao dịch thanh toán của đơn vị này.


Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước cho biết, Ngân hàng Nhà nước không cấp phép cho bất kì sàn giao dịch bitcoin nào hoạt động tại Việt Nam, đồng thời khẳng định bitcoin không phải là tiền tệ và không chấp nhận bitcoin trong mọi giao dịch thanh toán.


Tuy nhiên, hiện nay bitcoin chưa được quy định là hàng hoá hay dịch vụ trong pháp luật hiện hành và không thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, do đó việc kinh doanh bitcoin không làm trái những gì pháp luật Việt Nam không cho phép. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng đồng bitcoin trong giao dịch là không vi phạm quy định của pháp luật.


Vì vậy rất khó để có thể quy định bitcoin là hàng hoá hay tiền tệ, do vậy bitcoin cũng không nằm trong bất kì danh mục cấm nào được quy định bởi pháp luật Việt Nam.


Tuy nhiên có thể thấy, gần đây một số trang thương mại điện tử tại Việt nam đã bị truy tố vì kinh doanh một số sản phẩm “ảo”. Mặc dù những sản phẩm này không nằm trong danh mục cấm của pháp luật, nhưng cũng không nằm trong danh mục những sản phẩm được pháp luât cho phép. Do đó có thể hiểu với động thái này của Ngân hàng Nhà nước, tương lai của đồng tiền này sẽ hứa hẹn nhiều khó khăn.


Trong khi đó, mỗi nước trên thế giới lại có phản ứng khác nhau trước bitcoin.


Hầu hết các quốc gia đều tuyên bố không coi bitcoin là tiền hợp pháp, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng quyết định cấm tuyệt đối mọi giao dịch bằng đồng bitcoin. Chính phủ Trung Quốc cho phép các giao dịch bitcoin như một khoản đầu tư, Ấn độ chưa có phán quyết chính thức nhưng đang nghiên cứu cách đánh thuế bitcoin, Ngân hàng Trung ương Đài Loan sẽ chỉ “quan sát kĩ” bitcoin và cảnh báo bitcoin không được bảo vệ pháp lí, không có tổ chức tiền tệ nào đứng sau.


Một số quốc gia như Singapore, Indonesia, Hồng Kông tuyên bố không quản lí loại tiền này, thậm chí Hồng Kông còn cho lắp đặt máy ATM bitcoin thứ hai trên thế giới, sau Canada.


Theo Techinasia.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.