Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Nhà mạng bị “tuýt còi” vì tin nhắn rác

Nhà mạng bị “tuýt còi” vì tin nhắn rác

Thanh tra Bộ TT&TT vừa ra công văn yêu cầu VinaPhone phải chấm dứt ngay tình trạng phát tán các tin nhắn rác dạng Flash tới người dùng để câu tiền tài khoản.


Ảnh

VinaPhone bị yêu cầu ngừng ngay việc gửi tin nhắn rác Flash đến các thuê bao



Theo phát hiện của thanh tra, thời gian qua Công ty Dịch vụ viễn thông (VinaPhone) đã thường xuyên gửi các tin nhắn rác dạng Flash tới người sử dụng. Cụ thể các tin nhắn này có nội dung như sau: "Cung thuong thuc nhung ca khuc nhac xuan dang duoc yeu thich nhat" hoặc "Nhac cuc hot giai tri cuc da".


Khi người dùng lựa chọn mục "Chấp nhận” sẽ hiện ra một Menu. Khi chạm vào các mục của Menu này, điện thoại sẽ tự động gửi tin nhắn đến các đầu số rồi trừ tiền trong tài khoản chính. Thậm chí kể cả sau khi người sử dụng đã chọn mục “Hủy”, màn hình vẫn hiện lên các tin nhắn này hoặc họ vẫn tiếp tục nhận được các tin Flash.


Khẳng định VinaPhone đã không thực nghiêm túc Nghị định số 77 của Chính phủ về chống thư rác. Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu nhà mạng này phải chấm dứt ngay việc gửi các tin nhắn rác dạng Flash nêu trên. Các nhà mạng khác cần rá soát lại dịch vụ, không được gửi các tin nhắn rác có hình thức tương tự như VinaPhone.


Nhà mạng cũng có trách nhiệm tăng cường kiểm tra, xử lí đối với các doanh nghiệp đối tác cung cấp dịch vụ nội dung CSP có phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo; các doanh nghiệp quảng cáo, cung cấp dịch vụ thông qua các trang websex; cung cấp các ứng dụng, phần mềm, trò chơi có nội dung dâm ô đồi trụy hoặc có gắn các mã lệnh tự động gửi tin nhắn về các đầu số để trừ tiền trong tài khoản điện thoại của người sử dụng.


Phải minh bạch về giá cước trên truyền hình


Đồng thời, khi quảng cáo dịch vụ, tổ chức các chương trình nhắn tin bình chọn trên truyền hình, các nhà mạng cũng phải phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên, liên tục thông tin về giá cước, có lời thoại thuyết minh về giá cước, cách thức hủy dịch vụ.


Liên quan đến vấn đề này, Thanh tra Bộ cũng đã có công văn riêng gửi cho các đài truyền hình Trung ương và địa phương, yêu cầu những đơn vị này phải thực hiện nghiêm túc việc cung cấp thông tin về giá cước trên truyền hình: Khi quảng cáo, cung cấp thông tin về dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhắn tin trúng thưởng, chương trình bình chọn phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên, liên tục thông tin về giá cước, cách thức hủy dịch vụ; thông tin về giá, cước phải to, rõ ràng, không bị trôi chạy hoặc màu chữ gần trùng với màu nền; Phải có lời thoại thuyết minh về giá cước theo mỗi tin nhắn hoặc theo phút gọi.


Khi quảng cáo, cung cấp thông tin về dịch vụ nội dung qua tin nhắn, nhắn tin trúng thưởng, chương trình bình chọn, quyên góp, ủng hộ trên các đài phát thanh phải có lời thoại thuyết minh về giá cước. Cung cấp các thông tin về điều kiện cấu hình, chủng loại máy điện thoại cần thiết mới có thể sử dụng được dịch vụ khi quảng cáo dịch vụ nội dung qua tin nhắn. Thông tin quảng cáo phải rõ ràng, không được gây nhầm lẫn cho người sử dụng.


Nguồn tin từ Thanh tra Bộ cũng cho biết, trong năm 2013, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra 41 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung (CSP) có hành vi phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo, xử phạt và truy thu tổng số tiền lên tới hơn 3,8 tỉ đồng, thu hồi 22 đầu số vi phạm.


Đa số những tin nhắn rác có nội dung lừa đảo, dụ người nhận gọi vào các tổng đài như 1900 xx84 để nghe clip mà theo lời chúng là hoàn toàn miễn phí. Số khác lừa người dùng tải các phần mềm, game có nội dung sex, dâm ô đồi trụy về điện thoại. Khi người dùng sử dụng hoặc kích hoạt, các phần mềm này sẽ tự động nhắn tin đến các đầu số và trừ tiền trong tài khoản người dùng.


Theo VietnamNet



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.