Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

Những thí nghiệm đáng sợ trên cơ thể động vật

Những thí nghiệm đáng sợ trên cơ thể động vật

Phát minh mới của các nhà khoa học nhằm tạo ra loài chó 2 đầu đã bước đầu có kết quả



Ngày nay những thí nghiệm trên động vật và con người đều bị cho là vô nhân đạo và không được chấp nhận nhưng trong lịch sử, đã có nhiều nhà khoa học thu được thành công thậm chí là những phát minh mới nhờ thử nghiệm trên cơ thể động vật.


Chó 2 đầu


Nghe như chuyện khoa học viễn tưởng nhưng nhà khoa học người Mỹ Charles Guthrie đã làm được điều đó năm 1900. Tuy nhiên, 'thành quả sáng tạo' của ông chỉ sống được 26 phút. Trong chiến tranh Lạnh, hai nhà khoa học Nga AG Konevsky vàVladimir Demikhov đã cải tiến thí nghiệm của Charles và họ đã nổi tiếng thế giới với con chó hai đầu của mình. Hai ông đã tiến hành thử nghiệm cấy ghép trên 20 đối tượng và một trong số chúng đã có thể sống tới 1 tháng.


Chó xác sống


Vào năm 1940, các nhà khoa học Nga đã tung ra đoạn phim chiếu cảnh một số đầu chó được duy trì sự sống trong vài giờ. Những chiếc đầu này vẫn có thể vẫy tai khi nghe tiếng động và thậm chí liếm mép. Lúc đó, nhóm khoa học gia tuyên bố có thể giữ cho những chiếc đầu chó sống bằng hệ thống tuần hoàn máu nhân tạo. Tuy nhiên, đó mới là lần đầu tiên giới khoa học tạo ra chó xác sống.


Ảnh

Phát minh mới ghê rợn về loài chó xác sống giống với loạt game nổi tiếng Resident Evil



Vào năm 2005, các nhà khoa học Mỹ tạo ra cả đàn chó “zombie”. Chó chết ngay khi bị rút hết máu khỏi cơ thể và bị thay thế bằng dung dịch muối đường và ô xy, theo cácchuyên gia của Đại học Pittsburgh. Ba giờ sau, nhóm truyền máu cho vật thí nghiệm, kèm theo sốc điện. Lũ chó sống lại, và hầu hết đều có vẻ như thường, trừ một số con bị tổn hại nặng.


Được đăng trên ấn bản Yearbook of Intensive Care and Emergency Medicine, báo cáo này cho thấy phương pháp điều trị như trên có thể một ngày nào đó sẽ cứu sống bệnh nhân bị xuất huyết quá nhanh vượt khả năng kiểm soát của bác sĩ.


Chứng minh cá heo thân mật được với người


Ảnh

Nhằm chứng minh cá heo có khả năng thân mật với người, các nhà nghiên cứu đã bất chấp những phương pháp phi pháp



Năm 1967, nhà nghiên cứu cá heo John Lilly xuất bản cuốn sách gây tranh cãi “The Mind of The Dolphin”, ông đã cho trợ lí của mình là Margaret Howe sống và giảng dạy một con cá heo đực tên là Peter. Sau một thời gian, Peter đã trở nên gần gũi hơn và liên tục cố gắng để giao phối với Margaret. Nhưng sau cùng, thí nghiệm bị dừng lại khi chính quyền phát hiện ra ông này dùng ma túy LSD cho cá heo khi thí nghiệm.


Gà tây kết đôi với bù nhìn


Ảnh

Thí nghiệm thật sự khá lạ lẫm và kì cục để họ chứng minh rằng loài gà tây chỉ bị thu hút bởi phần đầu của gà mái trong thời gian kết đôi



Những năm 1960, Martin Schein và Edgar Hale là những nhà nghiên cứu ở Pennsylvania đã thử nghiệm quá trình kết đôi của gà tây trống với mô hình con mái y như thật. Họ từ từ loại bỏ từng phần cơ thể con gà tây mái giả đến khi chỉ còn cái đầu và cắm nó lên một cái gậy.


Ngoài ra, họ còn có thêm một cái đầu gà sấy khô, một đầu gà mái 2 năm tuổi và một cái khác bằng gỗ. Không thể tin được, chú gà tây trống kia đã lần lượt cố giao phối với tất cả những cái đầu ấy mà chẳng hề để ý tới những bộ phận cần thiết khác.


Ghép đầu khỉ


Nhà khoa học Mỹ Robert White là người đầu tiên thành công trong thủ thuật cấy ghép đầu. Trong khi Demikhov chỉ mới ghép thêm đầu vào một cái khác đang sống thì ông White đã có thể đi xa hơn bằng việc ghép đầu một con khỉ bị chặt sang một cơ thể mới vào những năm 70. Trước đó, White đã gắn thành công bộ não của con chó này sang con chó khác và giữ bộ não còn lại sống ở môi trường bên ngoài hộp sọ.


Ảnh

Thí nghiệm ghép đầu khỉ tuy thành công nhưng được cho là một trong những thí nghiệm ghê rợn nhất lên cơ thể động vật



Một trong những bài phát biểu của mình ông tiết lộ rằng con khỉ bị chặt đầu đã sống lại sau khi nhận được cái đầu cũ của mình. Nó còn cố gắng tấn công một thành viên trong nhóm nghiên cứu nữa. Tuy nhiên con khỉ không thể di chuyển vì phần tủy sống không còn liên kết với não bộ nữa. Con khỉ chỉ sống được 1 ngày rưỡi sau đó.Ông White cũng không nói gì thêm về việc đã từng thí nghiệm trên con người hay chưa nhưng chúng ta có thể làm được việc cấy ghép đầu trong thế kỉ này.


Franken Kitty


Nhà khoa học Đức Karl August Weinhold tin rằng não người giống như viên pin kết nối với dây thần kinh. Vị tiến sĩ Frankenstein đã chứng minh quan điểm ấy và năm 1817 khi ông thử nghiệm trên một con mèo.


Ảnh

Thử nghiệm của Weinhold bị coi là điên rồ và phi đạo đức thời nay và bị ám ảnh với việc hồi sinh người đã chết



Con vật đã chết mất đi tất cả chức năng cảm giác, vận động, cả các xung thần kinh. Bằng cách riêng, ông làm con vật sống lại trong 20 phút đầu ngẩng cao, mắt mở to, nỗ lực đứng dậy và mất kiểm soát và gục ngã vì kiệt sức. Được biết, sau một năm thử nghiệm của Weinhold tiểu thuyết Frankenstein đã được xuất bản.


Dự án Lazarus


Vào những năm 1930, ông Robert Cornish ở Đại học California tin mình có thể hồi sinh động vật chết chỉ cần chúng không bị tổn thương cơ thể quá nặng. Ông đã làm ngạt 4 con chó và đặt tên là Lazarus (nhân vật từng được Chúa Giesu làm sống lại trong kinh thánh) được đặt vào một chiếc máy kì lạ. Dòng máu trong những con vật tiếp tục được lưu thông với một hỗn hợp adrenaline và thuốc chống đông máu.


Ảnh

Dự án Lazarus từng tạo nên tên tuổi Robert Cornish



Ông đã thất bại khi hồi sinh 2 con vật đầu tiên nhưng thành công với 2 con khác. Mặc dù chúng bị mù và tổn thương não nghiêm trọng. Cả Lazarus 3 và 4 đều sống vài tháng nữa ở nhà Cornish. Nhà khoa học nổi tiếng nhưng bị đá khỏi trường đại học nên buộc phai tiếp tục nghiên cứu tại nhà.


Năm 1947, Cornish tái xuất với một máy hồi sinh mới và tìmkiếm một tình nguyện viên là con người. Tử tù Thomas McMonigle đã đề nghị với ông nhưng các quan chức nhà nước lo ngại họ sẽ vô tình giải phóng cho tên tội phạm nên từ chối để Cornish thực hiện. Sau đó, nhà nghiên cứu chán nản về nhà và sống nốt phần đời con lại bằng nghề bán kem đánh răng.


Sứa trong không gian


Tiến sĩ Dorothy Spangenberg đến từ đại học y Eastern Virginia muốn biết tác động của trọng lực đối với con người trong tương lai khi sinh ra ngoài không gian. Và cô đã bắt đầu với hàng ngàn con sứa. Vào ngày 5/6/1991, cô và nhóm nghiên cứu đã đóng gói 2.478 con sứa cùng với phi hành đoàn của tàu con thoi Columbia bay ra ngoài Trái Đất.


Ảnh

Thử nghiệm sứa trong không gian đã vượt ra ngoài Trái Đất của chúng ta



Những con sứa thích nghi khá tốt với một trường trên đường quỹ đạo và tăng số lượng lên tới 60.000 cá thể. Thật không may, khi chúng được đưa trở lại Trái Đất sứa thế hệ không gian mất phương hương như cách con người bị chóng mặt vì không thể thích nghi với môi trường có trọng lực. Do đó, nếu con người được sinh ra ngoài vũ trụ họ có thể cũng sẽ mắc phải vấn đề tương tự như đàn sứa.


Thí nghiệm gây thuốc nghiện trên loài khỉ


Ảnh

Thử nghiệm này gây nghiện lên các loài động vật khiến chúng có thể tự tiêm chất gây nghiện vào cơ thể



Đã từ lâu, con người sử dụng động vật nhằm mục đích nghiên cứu cơ thể của chính mình cũng như phát triển các loại thuốc vắc xin, thế nhưng thí nghiệm thuốc gây nghiện năm 1969 lại vượt khỏi các chuẩn mực đạo đức với loài vật. Trong thí nghiệm này, một lượng lớn khỉ và chuột đã bị mang ra làm thí nghiệm. Chúng được huấn luyện để có thể tự tiêm các chất gây nghiện như mooc-phin, cocaine, codein, rượu và amphetamine vào cơ thể. Khi các động vật đã có thể tự tiêm thành thục, người ta cung cấp cho chúng một lượng lớn thuốc để sử dụng.


Thử nghiệm khơi gợi sự xấu xa


Ảnh

Thử nghiệm này là cơn ác mộng đối với những chú chó con



Thử nghiệm "khơi gợi" sự xấu xa của con người của nhà tâm lí học Stanley Milgram, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một phiên bản thí nghiệm thậm chí tàn bạo hơn. Họ đưa ra giả thuyết rằng thí nghiệm trên con người có thể không trung thực, vì vậy họ đã quyết định thay thế các nạn nhân bằng loài chó sống. Những cú trừng phạt bằng điện giật được coi là vô hại, nhưng nó đủ để hành hạ tàn độc những con chó con.


Mèo điệp viên


Vào những năm 1960, giữa thời Chiến tranh Lạnh, các hoạt động gián điệp nằm trong rất nhiều các âm mưu do thám của 2 chính phủ Mỹ và Liên bang Xô Viết. Lúc đó CIA đã bỏ ra đến 10 triệu đôla (khoảng 208 tỉ VNĐ) và 5 năm trời để huấn luyện một con mèo gián điệp (được biết với cái tên Acoustic Kitty). Ngoài việc huấn luyện, họ còn cấy ghép một thiết bị nghe lén vào trong con mèo; đó là một cái ăngten chạy bằng pin được cấy vào bên trong đuôi của con mèo tội nghiệp.


Ảnh

Chính phủ Mỹ mong muốn đào tạo được một chú mèo điệp viên nhưng đáng tiếc chú mèo đã ra đi sau một tai nạn xe hơi



Sau một số cuộc giải phẫu gắn thiết bị nghe lén và kiềm chế cảm giác đói của con vật, trong một đợt thực nghiệm trên đường phố, con mèo đã lao vào một chiếc taxi và chết tại chỗ. Liệu cái chết của con mèo là một tai nạn hay là một hành động hi sinh để chấm dứt một chương trình kì quái và tàn ác? Người dân Mỹ không biết gì về cuộc thử nghiệm trên cho đến khi các tài liệu liên quan được tiết lộ vào năm 2001.


Theo Vietq.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.