Thứ Hai, 23 tháng 2, 2015

10 chiếc điện thoại đắt nhất thế giới

10 chiếc điện thoại đắt nhất thế giới

Tag Heuer Meridiist Infinite


Đây là sản phẩm đến từ Thụy Sĩ, thiết bị có thể hoạt động mà không cần sạc pin. Chiếc điện thoại được gắn một tấm pin quang điện trong suốt kẹp giữa lớp màn hình phía trong và kính sapphiare bên ngoài. Vỏ máy được chế tạo từ chất liệu cao cấp siêu cứng Titan và một vài chi tiết làm từ sợi Carbon. Meridiist Infinite có màn hình 2,4 inch, camera phía sau 5MP, bộ nhớ trong 8 GB, chỉ có 1.911 được sản xuất trên toàn thế giới. Sản phẩm được bán với giá 5.000 USD.


Tonino Lamborghini 88 Tauri



Đây là sản phẩm của hãng điện thoại Tonino Lamborghini từ Italy. Chiếc điện thoại được trang bị cấu hình cao cấp bao gồm: chip Snapdragon 801 bốn nhân 2,3 GHz, RAM 3 GB, màn hình cảm ứng 5 inch Full HD, bộ nhớ trong 64 GB, camera sau 20 MP, máy ảnh trước 8 MP và pin dung lượng 3.400 mAh. 88 Tauri được hoàn thiện bởi hai vật liệu chính là da và kim loại bao phủ toàn bộ phần vỏ của máy. Đặc biệt sản phẩm có mặt kính Gorilla Glass 3 lớp với lớp phủ không thấm dầu. Chỉ có 1.947 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới. Con số 1947 máy dùng để chỉ năm sinh của nhà sáng lập hãng xe này, ông Tonino Lamborghini. Giá của 88 Tauri là 6.000 USD.


Mobiado Grand Touch Executive



Mobiado được biết đến là một thương hiệu sản xuất điện thoại siêu sang luôn đi tiên phong trong lĩnh vực chế tác. Điện thoại của hãng thường được làm bằng hợp kim nhôm máy bay 6061. Grand Touch Executive gồm nhiều phiên bản khác nhau nhưng đều sử dụng khung nhôm siêu nhẹ kết hợp với gỗ mun, đá cẩm thạch, đá granit đã tạo nên một tuyệt tác trong giới sản xuất điện thoại. Tùy từng phiên bản nhưng dòng Grand Touch Executive được bán với giá từ 6.500 USD trở lên.


Vertu Ti



Được phát hành vào năm 2013, đây là chiếc Vertu đầu tiên chạy Android mà không phải là Symbian. Vertu Ti được chế tác từ các vật liệu cao cấp như: khung máy được làm bằng titan, màn hình sapphiare. Thiết bị trang bị hệ điều hành Android 4.0, màn hình 3,7 inch kết hợp cùng bộ vi xử lí tốc độ 1,7 GHz, chip lõi kép Snapdragon S4 SoC, RAM 1 GB và 64 GB dung lượng bộ nhớ trong. Chiếc Vertu được bán với giá 10.000 USD.


Vertu for Bentley



Tương tự như dòng Vertu Signature Touch, Vertu for Bentley cũng được trang bị một cấu hình khủng, màn hình 4,7 inch độ phân giải 1080, bộ vi xử lí quad-core Snapdragon 801 tốc độ 2.3 GHz, 64 GB bộ nhớ trong, camera sau 13 MP, camera trước 2,1 MP và pin dung lượng 2275 mAh. Là sản phẩm kết hợp với thương hiệu ôtô cao cấp Bentley nên thiết bị có một chữ B cách điệu cùng với gói nội dung độc quyền từ Bentley. Sản phẩm được bán với giá 15.896 USD.


Apple iPhone 4 History Edition



Có thể bạn sẽ không tin nhưng mặt sau của chiếc iPhone 4 này thực sự có một chiếc răng của khủng long T-rex được gắn vào. Bên cạnh đó, chất liệu mặt sau còn được cấu thành từ đá vẫn thạch được lấy từ Arizon với niên đại 65 triệu năm. Logo của Apple cùng phần viền máy được đính kim cương trắng cũng là một lí do khác khiến giá thành của phiên bản iPhone đặc biệt này cao chót vót. Apple iPhone 4 History Edition chỉ có đúng 10 máy được bán ra với giá 67.000 USD.


Ulysse Nardin Chairman collection



Đây là sản phẩm của một công ty chuyên sản xuất đồng hồ cơ khí sang trọng. Thiết bị chạy hệ điều hành Android, màn hình cảm ứng 3,2 inch, camera 8 MP, bộ nhớ trong 32 GB, đặc biệt có thể nhận diện vân tay qua máy quét sinh trắc học. Ulysse Nardin Chairman có vỏ bằng vàng trắng phía trên khảm 3000 viên kim cương hảo hạng với trọng lượng 17 carat, chính vì thế nó được bán với giá 100.000 USD.


GoldVish Equilibrium collection



Đây là sản phẩm đến từ Thụy Sĩ. Thiết bị có hai khay SIM, có giá bán từ 7.300 đến nhiều như 109.500 USD, tùy thuộc vào phiên bản. Khách hàng có thể tùy chọn nguyên liệu từ thép không gỉ, titan hay nhôm ngoài vũ trụ và mặt ngoài có thể làm bằng da, vàng 18 carat hoặc bạch kim.


Savelli Jardin Secret collection



Đây là dòng điện thoại dành cho những người phụ nữ thành đạt, với 12 tùy chọn khác nhau. Black Insane Edition là phiên bản đắt nhất của dòng điện thoại Jardin Secret này vì nó đi kèm với 75 viên kim cương, nút bằng vàng trắng và bọc da cá sấu. Black Insane edition được bán với giá 120.000 USD.


Apple iPhone 5 Black Diamond Edition



Không chỉ là thiết bị đắt nhất trong danh sách này, mà nó còn là chiếc iPhone đắt nhất đến thời điểm hiện tại. Nút Home của chiếc iPhone 5 này đã được thay thế bằng một viên kim cương đen 26 carat, một trong những khoáng sản quý hiếm nhất và khó chế tác nhất trên thế giới. Ngoài ra, phiên bản iPhone 5 này còn được gắn 600 viên kim cương trắng và thêm 135 gram vàng 24 carat. Sản phẩm có giá lên tới 16,7 triệu USD.


Theo Zing.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.