Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Chàng trai nổi tiếng trên Internet vì bị... trộm iPhone

Chàng trai nổi tiếng trên Internet vì bị... trộm iPhone

Dĩ nhiên, Stopera không hề biết người đàn ông này là ai, tới từ đâu. Sợ rằng iPhone của mình bị hack, Stopera đã mang nó tới cửa hàng Apple gần nhất để kiểm tra. Một nhân viên của Apple đã hỏi Stopera rằng anh đã bao giờ bị trộm điện thoại chưa? Stopera nhớ ra rằng anh đã từng bị mất một chiếc iPhone hồi năm ngoái, nhưng anh đã mua một chiếc mới để thay thế.


Nhân viên của Apple giải thích rằng, chiếc iPhone bị đánh cắp của Stopera đã được vận chuyển tới Trung Quốc và do hai chiếc điện thoại vẫn dùng chung một tài khoản iCloud nên Stopera đã nhận được những bức ảnh của người đàn ông lạ mặt.



Stopera đã ngay lập tức xóa bỏ mọi thứ trên chiếc iPhone của anh và nhân viên Genius Bar của Apple thông báo với anh rằng chiếc iPhone cũ của anh sẽ bị ngừng hoạt động. Người đàn ông lạ mặt ở trên cũng bị cấm truy cập vào tài khoản của Stopera. "Thành thật mà nói, tôi rất khó chịu về toàn bộ sự việc này. Tôi đã bị mất điện thoại và không mong sẽ tìm thấy nó. Tôi không khó chịu với thói quen cập nhật hình ảnh của anh ta miễn là anh ta không có quyền truy cập vào thông tin của tôi", Stopera chia sẻ.


Stopera đã quyết định quên chuyện rắc rối này và tiếp tục sống bình thường.



Sáng hôm sau, Stopera bị đánh thức bởi hàng ngàn tweet (các bình luận trên trang mạng xã hội Twitter). Một nhân vật nổi tiếng trên mạng xã hội Weibo (Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện của Stopera, hàng ngàn người dùng Weibo đã đặt tên cho người đàn ông trong bức ảnh là "Orange Man" và truy lùng anh ta.


"Mọi người thấy rằng đây là một câu chuyện lãng mạn. Họ nói rằng nó giống như một câu chuyện cổ tích",Stopera chia sẻ.


Trong vòng 24 giờ, người dùng Weibo đã tìm ra nơi các bức ảnh được chụp chính là Quảng Đông, Trung Quốc và tìm ra người đàn ông trong bức ảnh. "Cháu trai của Orange Man đã biết câu chuyện và gửi hình của chiếc điện thoại cũng như hình của ông chú anh ta lên Weibo", Stopera nói. Thời điểm đó, câu chuyện đã được lan truyền và hàng triệu người tò mò đặt câu hỏi rằng liệu Stopera và Orange Man có gặp nhau hay không và khi nào (nếu có).



Một đại diện của Weibo đã liên hệ với Stopera và mời anh tham gia mạng xã hội này. Weibo đã giúp đỡ Stopera thiết lập tài khoản của anh, tặng anh dấu xác nhận và trong vài phút, tài khoản của anh đã được theo dõi bởi hàng triệu người. "Nhờ có Goolge dịch tôi có thể giao tiếp dễ dàng với những người bạn Trung Quốc trên Weibo. Cũng có nhiều người nói chuyện với tôi bằng tiếng Anh", Stopera hồ hởi khoe. Orange Man cũng lập một tài khoản Weibo và hai người giao tiếp với nhau công khai. Hàng triệu người theo dõi những giao tiếp giữa hai người và đưa ra những dự đoán, hoài nghi.


Tên của Stopera đã xuất hiện trong danh sách xu hướng của Weibo, cho tới nay, có hơn 60 triệu người đọc câu chuyện của anh. Mọi người ở khắp Trung Quốc gửi tin nhắn tới Stopera mời anh viếng thăm Trung Quốc và làm hòa với Orange Man.



Mỗi khi Stopera đăng tải một điều gì đó lên Weibo thì ngay lập tức anh nhận được ngàn bình luận. "Tôi đăng những câu như "Trưa nay nên ăn gì?" và mọi người ngay lập tức đưa ra những gợi ý. Khi tôi đăng ảnh chụp tại công viên Bryant Park, nhiều người đã bình luận và chia sẻ những bức ảnh của họ", Stopera nói.


Người dùng Trung Quốc cũng bắt đầu đăng kí các trang mạng xã hội của Mỹ như Twitter và Facebook để giao tiếp với Stopera. "Rất nhiều người đã đăng kí sau đó họ nhắn cho tôi rằng, "Tôi không có bất kì bạn bè nào trên Facebook, bạn có thể là người bạn đầu tiên của tôi không", tôi trả lời là "chắc chắn rồi". Tình trạng tương tự cũng diễn ra với Twitter. Họ nhắn cho tôi rằng, "Tôi vừa đăng kí mạng xã hội này và tôi muốn gửi lời chào tới bạn", Stopera cho biết.


Sau rất nhiều lần sắp xếp, cuối cùng Stopera và Orange Man đã hẹn gặp nhau tại Mai Châu, Quảng Đông, Trung Quốc vào ngày 18/3 tới. Stopera đã mua vé, đặt phòng cho chuyến du lịch của anh và hai người dự tính sẽ dùng bữa với nhau tại nhà hàng của gia đình Orange Man.



"Tôi nghĩ rằng anh ta vẫn giữ chiếc điện thoại của tôi, một điều thật điên rồ. Thành thật mà nói tôi không quan tâm. Tôi hài lòng với những gì chiếc điện thoại bị mất mang lại cho tôi", Stopera nói và anh cho biết thêm rằng anh không có ý nhận lại chiếc điện thoại. "Đó chỉ là một chuyến du lịch để nói chuyện với những người ở bên kia thế giới trên một đất nước hoàn toàn khác và một nền văn hóa Internet hoàn toàn khác".


Stopera sẽ ghi chép chuyến đi của ảnh một cách cẩn thận và đăng tải những ghi chép này lên các mạng xã hội. "Những người bạn Trung Quốc đã cho tôi những lời khuyên về cách cư xử khi gặp Orange Man. Tôi sẽ tặng gia đình anh ta một món quà nhưng tôi vẫn chưa hình dung được mình sẽ tặng gì", Stopera nói.


Trong khi chờ đợi, Stopera vẫn làm việc tại trang tin BuzzFeed. "Nếu tôi trở thành một ngôi sao nhạc pop tại Trung Quốc, có lẽ tôi sẽ từ bỏ công việc hiện tại", Stopera pha trò.


Theo VnReview.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.