Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Tân trang iPhone móp méo giá vài trăm nghìn ở Sài Gòn

Tân trang iPhone móp méo giá vài trăm nghìn ở Sài Gòn

Những vết trầy, móp nhẹ có thể được mài lại bằng máy phun cát để trông dễ nhìn hơn. Trường hợp máy bị móp nặng, người dùng phải thay vỏ cho iPhone.



Dịch vụ "tân trang" lại vỏ iPhone với giá chỉ từ vài trăm ngàn đồng đến hơn một triệu đồng nở rộ ở TP HCM vài tháng gần đây. Anh Nguyễn Văn Thịnh, chủ một cửa hàng nằm trên đường Tô Hiến Thành, Q.10, cho biết, máy mang đến thường do bị rơi, hoặc va chạm nhẹ, gây móp, mép hay bị xước.


Theo anh Thịnh, để làm mới một chiếc iPhone bị móp góc có hai cách. Nếu máy bị móp nhẹ hoặc trầy xước dăm, cách khắc phục thường là dùng thiết bị phun cát (hoặc giấy nhám siêu mịn) để mài nhẵn, sau đó sơn lại vào vết móp để màu sắc giống nguyên bản. "Ưu điểm của cách này là vẫn giữ được lớp vỏ "zin" theo máy, nhưng không thể tái tạo hoàn chỉnh các góc cạnh", anh Thịnh cho biết. Việc phun sườn thường chỉ áp dụng cho những model iPhone đời cũ như iPhone 4, 4S.


Trong trường hợp những chiếc iPhone bị móp nặng, phần khung viền không thể uốn nắn lại, khách hàng thường được tư vấn thay luôn cả bộ vỏ. "Tùy theo khả năng mà khách có thể bỏ ra khoảng 1,2 triệu để thay vỏ "zin" hoặc vài trăm ngàn cho một vỏ lô", anh Nguyễn Hữu Tài, một thợ chuyên "mông má" lại iPhone trên đường Trần Văn Đang, Q.3, chia sẻ.


Theo anh này, những chiếc vỏ "zin" thường là hàng tháo ra từ những chiếc iPhone "chết" main hoặc dính iCloud dược rao bán lại với giá rẻ. Khi đó, số IMEL không trùng với bên trong máy. Nếu khách hàng chọn thay vỏ "lô" hoặc những loại vỏ được quảng cáo là có "chất lượng tương đương vỏ zin", tiệm sẽ khắc lại IMEL của máy với giá khoảng 50 ngàn đồng.


Ảnh

Ngoài việc thay vỏ "lô" hoặc vỏ zin bóc tách từ máy cũ, người dùng cũng có thể chọn những loại vỏ có chất lượng tương đương với vỏ "zin" của Apple nhưng được sản xuất bởi một hãng thứ ba. Giá cho dịch vụ này khá cao, khoảng gần 3 triệu đồng.



Không chỉ nhận tân trang lại iPhone, nhiều cửa hàng kinh doanh dịch vụ này tại TP HCM cũng nhận tái tạo lại bề ngoài cho những chiếc iPad và Macbook bị móp méo. Cách "mông má" cho những trường hợp sứt mẻ nhẹ cũng là dùng súng bắn cát hoặc giấy nhám siêu mịn để làm phẳng chỗ móp, đánh bóng, sau đó sơn phết lại như mới. Mức giá cho dịch vụ này khá vô chừng, tùy thuộc vào tình trạng máy của khách lúc đem đến mà thợ sẽ báo giá tương ứng.


Tuy có giá chỉ từ vài trăm ngàn, nhưng dịch vụ làm mới lại hàng Apple móp méo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. "Nếu chọn được địa điểm uy tín thì có thể tạm an tâm. Nếu xui xẻo gặp trúng thợ non tay nghề, chiếc iPhone có thể bị hư hỏng thêm các linh kiện bên trong", một dân buôn iPhone tại quận 10, TP HCM nhận định.


Bên cạnh rủi ro mang tính kĩ thuật, việc các cửa hàng yêu cầu khách hàng gửi lại máy trong khoảng thời gian 1-2 ngày cũng khiến không ít người do dự. Vì lí do này, hiện một số điểm kinh doanh dịch vụ tại TP HCM đã bắt đầu cam kết thay vỏ hoặc tân trang "siêu tốc" cho iPhone chỉ từ 60 - 90 phút.


Trên các diễn đàn công nghệ, nhiều người dùng làm rơi iPhone 5, 5s cũng được khuyến cáo dùng ốp lưng để "che khuyết điểm" thay vì đổi lại bộ vỏ khác. Ngoài lí do "mất zin" máy, việc máy mất giá khi bán lại cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người dùng e ngại thay vỏ cho iPhone.


"Dịch vụ làm mới lại phần khung cho iPhone thường ăn khách hơn", anh Nguyễn Công Anh, một thợ sửa iPhone trên đường Nhật Tảo, Q.10 cho biết. Theo anh này, một số khách hàng khi đổi vỏ cho iPhone 5 cũng thường để ý đến loại vỏ giúp biến iPhone 5 thành iPhone 5s (giống cả nút home lẫn cụm camera). Mức giá trọn gói cho dịch vụ này hiện ở mức 950 ngàn đồng.


Theo Zing.



2 nhận xét:

  1. Cho mình địa chỉ nới nào làm được cho Iphone 6 đi

    Trả lờiXóa
  2. iphone và muôn kiểu độ vỏ độc đáo của người dùng, hiểu hơn về quá trình thay vỏ iphone 5s hcm

    Trả lờiXóa

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.