Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Công nghệ sạc không dây vào cuộc đua

Công nghệ sạc không dây vào cuộc đua

Nếu chỉ trong chục năm qua, công nghệ của hệ điều hành máy tính và điện thoại di động phát triển liên tục thì công nghệ pin tiến triển rất “rùa bò”. Với điện thoại thông minh, càng “bắt” wifi mạnh, càng sử dụng nhiều ứng dụng thì càng... nhanh hết pin. Thế nên người sử dụng máy tính xách tay, máy tính bảng hay điện thoại thông minh cứ luôn loay hoay chuyện sạc pin là vậy. Nhất là, nỗi ám ảnh luôn phải kiếm chỗ ngồi gần tường, gần ổ cắm điện mà sạc cho dễ!


Loanh quanh với cảm ứng từ


Thật ra, ý tưởng và các dụng cụ sạc không dây đã xuất hiện không phải là ít, và đằng sau sự chậm chạp đó là cả một lực lượng hùng hậu vẫn luôn âm thầm tìm cách cải tiến công nghệ. Business Insider đã điểm qua chặng đường phát triển trong lĩnh vực này mấy năm nay, phổ biến là công nghệ cảm ứng từ trường. Với dạng bộ sạc không dây này, dòng điện vào bộ sạc sẽ chuyển thành các dao động cảm biến từ, và điện thoại thông minh, nếu có bộ phận thu nhận dao động từ trường này, sẽ chuyển thành điện để nạp vào pin.


Điều đáng ngạc nhiên là công nghệ này bắt nguồn từ phát hiện của Michael Faraday từ năm 1831 về từ tính! Công nghệ này cũng đã được ứng dụng rộng rãi cho bàn chải đánh răng sạc điện, với lợi thế lớn nhất là sạc bằng cảm ứng từ không nguy hiểm, không có nguy cơ giật điện như sạc bằng cách thông thường. Tuy nhiên, công nghệ này không phổ biến cho điện thoại di động do những năm 1990, điện thoại di động có thể dùng hàng tuần mới hết pin nên không có nhu cầu lớn.


Hiện nay, công nghệ cảm ứng từ cho sạc không dây có vài tiêu chuẩn khác nhau, mà hai dòng tiêu chuẩn chính là Qi (Microsoft, Verizon, Samsung, Sony và hơn 500 công ty mới thành lập khác theo tiêu chuẩn này) - làm việc với điện thoại thông minh và các thiết bị nhu cầu điện thấp; và A4WP (Canon, Dell, HTC, Intel, Qualcomm...) cũng với kĩ thuật tương tự, nhưng cho thiết bị lớn hơn như máy hút bụi hay máy chơi game.


Hai dòng tiêu chuẩn nói trên đều đang hoạt động cật lực để phát triển công nghệ sạc không dây, và đều yêu cầu thiết bị cần sạc phải được đặt trên một bề mặt.


Powermat của Duracell là một công ty thiết kế các khu vực trên mặt bàn hay quầy, kệ cho phép sạc pin khi để điện thoại lên đó. Mới đây Starbucks đã ứng dụng Powermat để thu hút khách hàng đến nhiều hơn, vì có thể vừa uống cà phê vừa sạc điện thoại di động mà không phải vất vả kiếm chỗ cắm điện.


Tương tự, Google, Samsung, Verizon cũng có các dụng cụ sạc không dây kiểu như vậy, nhìn rất xinh, bán giá khoảng từ 50 - 60 USD mỗi cái. Hay như Công ty PowerSquare còn phát triển nguyên một mặt bàn hay toàn bộ bề mặt nào đó chứ không phải chỉ là một khu vực nhỏ. Hoặc một số công ty đưa ra ý tưởng cái chén, hay thậm chí cả một cái bình chứa có thể sạc bất cứ thứ gì trong đó. Dù những ý tưởng và sản phẩm này cho thấy nỗ lực ở lĩnh vực này không nhỏ, ở mặt nào đó, kĩ thuật này không đi xa hơn sạc điện cắm dây là mấy. Vẫn phải tiếp xúc với dụng cụ sạc, dù bằng dây hay qua bề mặt.


Viện Khoa học và Kĩ thuật cao cấp Hàn Quốc (KAIST) vừa phát triển mẫu sản phẩm có thể sạc điện cho 40 cái điện thoại thông minh cùng lúc trong khoảng cách 5 mét. Sản phẩm này sử dụng công nghệ cảm ứng từ với kĩ thuật riêng, gọi là “hệ thống cộng hưởng điện”.


Tuy nhiên, sản phẩm mẫu quá đắt tiền để có thể trở thành dụng cụ cá nhân, nên nó chỉ có thể được sử dụng trong các khu vực công cộng. Ngoài ra, áp dụng cảm ứng từ trong khoảng cách xa thường gây lãng phí điện lớn, ví dụ với 100 W điện phóng ra, chỉ khoảng 50 W được thiết bị tiếp nhận. Như thế không những có hại cho môi trường mà còn rất tốn kém. Hi vọng KAIST tìm được cách sử dụng kĩ thuật này hiệu quả hơn, nhưng có vẻ như sản phẩm này khó mà đưa ra thị trường được.


Bước tiến mới với sóng siêu âm


Vì thế, dễ hiểu phát minh của uBeam khiến giới kinh doanh công nghệ hào hứng, khi nó đáp ứng cả hai yếu tố: có thể sạc qua khoảng cách không cần dây dẫn hay tiếp xúc bề mặt, và có thể kinh doanh. Cho nên cả Business Insider và The New York Times đều gọi sản phẩm mới của uBeam là “bước tiến hoàn toàn mới của công nghệ sạc không dây”.


Khi Meredith Perry, người sáng lập Công ty uBeam, nghiên cứu sinh học vũ trụ ở trường đại học, cô muốn tìm sự sống ở các hành tinh khác. Nhưng cô đã tình cờ phát hiện ra một lĩnh vực còn hay ho hơn, là khả năng sạc điện cho các thiết bị di động không qua dây dẫn, mà sử dụng sóng siêu âm. Perry đã chế tạo ra kĩ thuật chuyển điện thành sóng âm có thể di chuyển qua không gian, rồi các thiết bị di động tiếp nhận sóng siêu âm này và chuyển thành điện trở lại. Kĩ thuật này có thể giúp thiết bị đang di chuyển tự do khắp phòng hay ở trong túi mà vẫn sạc điện được, giống như cách máy tính và thiết bị di động kết nối với Internet qua wifi vậy.


Nay Perry đã phát triển ý tưởng từng tham gia một cuộc thi sáng tạo ở trường đại học của mình thành sản phẩm thương mại sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 1-2 năm nữa.


Công ty uBeam hiện đã làm hồ sơ 18 bằng sáng chế cho công nghệ sạc không dây siêu âm, và đang tiếp nhận đầu tư cho sản xuất, từ 1,7 triệu USD ban đầu của Marissa Mayer, Giám đốc điều hành của Yahoo; từ quỹ Founders Fund; và Andreessen Horowitz.


Dụng cụ sạc điện của uBeam sẽ rất mỏng, chừng 5 mm, có thể được trang trí “một cách nghệ thuật” và gắn vào tường. Điện thoại thông minh và máy tính xách tay cũng sẽ được gắn một bộ phận mỏng tiếp nhận sóng âm và sạc vào thiết bị này.


Ubeam sẽ đưa ra hai dòng sản phẩm, một dùng cho không gian nhỏ, như phòng ở, văn phòng làm việc; một cho nhóm nhiều người sạc ở không gian công nghiệp, như sân vận động, sân bay, phòng hội nghị hay nhà hát.


Tuy hào hứng thế, tờ The New York Times cũng lưu ý khả năng sạc của uBeam có vài hạn chế lớn. Đó là điện không thể sạc xuyên qua tường được, không giống như Wi-Fi. Như thế có nghĩa là nếu trong nhà muốn sử dụng sạc không dây, thì phải trang bị mỗi phòng một cái.


Tuy nhiên, uBeam cho rằng sản phẩm của mình sẽ thay đổi thị trường này, do kĩ thuật của họ có thể giúp sạc điện qua khoảng cách xa, và sẽ có nhiều khách hàng từ các chuỗi nhà hàng và khách sạn. “Thay vì thông báo cho khách hàng là có wifi, họ sẽ nói, chúng tôi có uBeam miễn phí”, Perry nói.


Và dẫu sao, có vài điểm yếu như thế cũng để xem thị trường này sẽ còn đua tranh và phát triển tiếp ra sao.


Theo Thesaigontimes.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.