Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Học theo Google, Microsoft..., FPT trang bị xe đạp cho nhân viên tại F-Ville

Học theo Google, Microsoft..., FPT trang bị xe đạp cho nhân viên tại F-Ville

Làng phần mềm F-Ville tại khu CNC Hòa Lạc, Hà Nội hiện là nơi làm việc của khoảng 1.700 cán bộ, nhân viên FPT Software.



Xe đạp không phải phương tiện hiếm gặp tại “thủ phủ” các hãng công nghệ lớn trên thế giới như: Goolge, Microsoft, Infosys… Đơn cử như với Google, nếu có dịp ghé thăm trụ sở Google tại Mountain View, California (Mỹ) của hãng này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc xe đạp đủ màu sắc, kích cỡ và hoàn toàn miễn phí cho bất kì ai muốn làm một chuyến thăm quan. Google thử nghiệm chương trình cung cấp xe đạp năm 2007 và bắt đầu giới thiệu những chiếc xe đa sắc vào năm 2009. Chúng được cất giữ trong một tòa nhà vô danh không xa trụ sở chính, được phân nhóm và đặt tại các điểm dừng xe buýt khắp khuôn viên, nơi nhân viên có thể đạp nốt quãng đường đi làm.


Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc sắm xe đạp để nhân viên tiện đi lại và rèn luyện sức khỏe còn khá mới mẻ. Chia sẻ trên trang thông tin nội bộ Chúng ta của FPT ngày 24/3, chị Phạm Thị Thu Hà, Trưởng phòng Hành chính FPT Software cho hay, ý tưởng trang bị xe đạp cho cán bộ, nhân viên tiện di chuyển trong khu CNC Hòa Lạc đã được chị nung nấu từ khi F-Ville đi vào hoạt động song đến nay mới thực hiện được.


Ảnh

Tất cả cán bộ, nhân viên và khách hàng đến làm việc tại F-Ville đều có thể sử dụng những chiếc xe đạp mới được Văn phòng FPT Sofware trang bị. Ảnh: Thái Sơn/ Chungta.vn.



Cũng theo Trưởng phòng Hành chính FPT Software Phạm Thị Thu Hà, những chiếc xe đạp được chọn là mẫu xe theo phong cách văn hóa làng xã Bắc Bộ thời trước. FPT Telecom đã trang bị 30 chiếc xe đạp đáp ứng các tiêu chí bền, khỏe, tiện lợi và dễ thay thế. Tất cả cán bộ, nhân viên và khách hàng đến làm việc tại F-Ville đều có thể sử dụng những chiếc xe đạp này.


“Ban đầu, chúng tôi dự định dùng gói quản lí xe bằng phần mềm hiện đại, nhưng sau khi xem xét điều kiện hạ tầng, nếu thực hiện sẽ phải phá vỡ một số cảnh quan vốn đang hợp nhất tại F-Ville. Vì vậy, toàn bộ xe đều được để sẵn trong khuôn viên. Khi sử dụng xong, mọi người để lại vào chỗ tập kết. Một thời gian nữa, khi theo dõi nhu cầu và tần suất sử dụng, công ty có thể áp dụng cách quản lí mới như đăng kí, lấy chìa mở khóa và trả lại vị trí ban đầu”, chị Hà chia sẻ.


Thời gian tới, FPT Software sẽ đầu tư thêm xe bus điện để hỗ trợ việc di chuyển giữa các khu vực làm việc gồm F-Ville 1, F-Ville 2 và Vườn ươm.


Trước đó, để giúp cán bộ, nhân viên FPT Software làm việc tại khu CNC Hòa Lạc đối phó với sự khắc nghiệt của thời tiết, đơn vị này đã tặng ô cho tất cả cán bộ, nhân viên; trang bị điều hòa ở nhà ăn; dán phim cách nhiệt, tăng quạt mát tại các khu phòng họp, phòng làm việc nằm ở hướng Tây…



Làng phần mềm F-Ville có tổng diện tích 6,4 ha nằm trong phân khu Phần mềm - Khu CNC Hòa Lạc thuộc địa phận xã Tân Xã, Thạch Thất, Hà Nội. Được xây dựng theo 3 giai đoạn, F-Ville mô phỏng phong cách kiến trúc của làng quê truyền thống đồng bằng Bắc Bộ, khai thác những không gian sinh hoạt cộng đồng và nét kiến trúc đặc trưng mang bản sắc dân tộc. Giai đoạn 1 dự án F-Ville có tổng vốn đầu tư 48,6 triệu USD, đã được FPT khai trương ngày 13/11/2013. Hiện có khoảng 1.700 cán bộ, nhân viên FPT Software đang làm việc tại đây. Ngày 6/11/2014, giai đoạn 2 của dự án F-Ville đã được khởi công, dự kiến hoàn thành vào quý III/2016, cung cấp chỗ làm việc cho khoảng 3.000 nhân viên cùng đầy đủ chức năng phụ trợ như phòng nghỉ chuyên gia, nhà ăn tập thể, các không gian thư giãn giải trí…



Theo ICTnews.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.