Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Apple chuẩn bị gì để bán Apple Watch?

Apple chuẩn bị gì để bán Apple Watch?

Apple thiết kế lại cửa hàng bán lẻ của họ để chuẩn bị cho Apple Watch.



Chúng ta hãy cùng nhìn qua nỗ lực không mệt mỏi mà Apple đã chuẩn bị cho tới nay để tung ra sản phẩm nhỏ nhắn này.


Lương 73 triệu USD/năm cho giám đốc bán hàng


Hầu hết kế hoạch và hợp đồng xung quanh chiếc Apple Watch đều chưa ai biết tường tận. Nhưng dòng tiền luôn nói cho chúng ta biết được điều gì đó.


Năm ngoái, Apple thuê Angela Ahrendts, cựu CEO Burberry Group chuyên phân phối nhãn hiệu nổi tiếng, để đẩy mạnh mảng bán lẻ cho Apple Watch.


Gần đây, tờ Computerworld biết được thông tin là Apple phải trả cho Ahrendts mức lương 73,4 triệu USD trong năm 2014, trước cả khi Apple Watch chính thức xuất hiện trên thị trường.


Trong khi đó, CEO Tim Cook chỉ hưởng mức lương 9,22 triệu USD/năm.


Cửa hàng chuyên bán Apple Watch


Apple có 453 cửa hàng bán lẻ trên toàn cầu. Nhưng rõ ràng số lượng ấy chưa đủ để bán Apple Watch.


Apple đang xây chuỗi cửa hàng bên trong các khu thương mại cao cấp để bán dòng Edition của họ, thậm chí họ còn xây mới những cửa hàng riêng, chỉ để bán đồng hồ mà thôi. Các phiên bản trong bộ sưu tập Edition có vỏ bằng vàng 18 karat, có giá từ 10.000-17.000 USD.


Hiện cũng đã có một số hình ảnh trên mạng cho thấy thiết kế ban đầu của cửa hàng bán Apple Watch. Như một blogger tại Nhật chụp một cửa hàng Apple Watch bên trong một trung tâm mua sắm cao cấp ở Tokyo, cửa hàng tên là Isetan. Cửa hàng này sẽ rất rộng, ngay mặt tiền và giữa lối vào trung tâm mua sắm.


Các cửa hàng tương tự cũng đang được xây dựng tại Selfridges tại London, Galeries Lafayette tại Paris và một số địa điểm khác.


Apple Store sẽ được thiết kế lại


Apple Store sẽ hoàn toàn được bố trí lại để làm nổi bật Apple Watch. Các bàn ghế và bố cục sẽ được sắp xếp lại.


Có 2 lí do cho việc này. Đầu tiên, bán Apple Watch sẽ rất khác so với bán máy tính và thiết bị di động. Bởi vì đây là món hàng thời trang, nên nó cần hàng trăm tuỳ chọn mà khách hàng muốn thử.


Thứ hai, đồng hồ có giá không hề rẻ, là sản phẩm có giá trị bán lại cao, nên về mặt lí thuyết, nó là "miếng mồi ngon" cho kẻ cắp. Trước nay, kẻ trộm rất ưa sản phẩm Apple, và Apple Watch có thể xem như là mục tiêu hấp dẫn nhất.


Theo một báo cáo ước đoán, có từ 75%-90% nhân viên cửa hàng bán lẻ sẽ phải được điều phối giúp người mua chọn Apple Watch. Apple cũng chuẩn bị một chương trình đào tạo nhân viên quy mô lớn và nhân viên bán Apple Watch sẽ mặc áo thun xanh da trời.


Nhân viên bán Apple Watch sẽ được chia thành 4 khu, bắt đầu áp dụng từ 10/4.


Khu đầu tiên sẽ thử bán phiên bản Sport (thể thao) và bản thép không gỉ thông thường.


Khu thứ 2 sẽ có hai hướng bán: hướng thứ 1 là cho ai chọn để mua, hướng thứ 2 là cho ai chưa quyết định mua.


Khu thứ 3 sẽ gồm nhân viên giải thích và trả lời các câu hỏi về Apple Watch.


Khu thứ 4 sẽ gồm các chuyên gia, công việc của họ là giúp khách hàng nào quan tâm đến phiên bản Edition bằng vàng.


Nơi thử đồng hồ


Theo trang tin 9to5mac.com, mỗi Apple Store sẽ có một bàn demo chuyên cho Apple Watch, xung quanh đó là các bàn thử để người mua có thể sử dụng thử trong vòng 15 phút, so sánh sự khác nhau về kích thước và dây đeo. Theo Apple, các bàn thử này sẽ đi vào hoạt động kể từ ngày 10/4 cho dù đến 24/4 đồng hồ mới chính thức được bán ra.


Dây cáp sạc và dây khóa mới


Một hồ sơ của FCC cho thấy Apple thiết kế một loại cáp sạc và dây khóa mới chuyên dùng cho cửa hàng khi trưng bày đồng hồ. Mỗi cáp có thể sạc 10 Apple Watch cùng lúc. Mỗi đồng hồ gắn cố định với một dây khóa, giữ cho đồng hồ vẫn gọn gàng và vẫn dễ tháo ra. Mục đích của dây cáp là tối thiểu hóa số lượng dây cáp rườm rà trên bàn trưng bày.


Bảo vệ Apple Watch chẳng khác nào cửa hàng đá quý


Apple cho biết họ đưa ra thiết kế riêng cho cửa hàng nhằm đảm bảo an toàn ở mức cao nhất. Các bộ sạc nằm riêng phía trong và sạc đồng hồ vào ban đêm, nên khi kẻ trộm đột nhập thì chúng không thể lấy được hết.


Theo 9to5mac, Apple cũng lắp đặt cân tiểu li độ chính xác cao cho Apple Store, nên nếu một đồng hồ Edition nào được hồi trả thì nhân viên có thể cân đồng hồ để biết chắc rằng không có lượng vàng nào bị cạo bớt.


Cũng có lí khi Apple làm mọi thứ để đảm bảo cho an toàn của đồng hồ, vì nếu một cửa hàng lưu kho khoảng 100 model phiên bản vàng giá thấp nhất thì giá trị của cửa hàng đó đã đạt 1 triệu USD.


Apple cho biết họ cũng sẽ sử dụng xe có vũ trang để chuyển sản phẩm từ nơi này sang nơi khác.


Cửa hàng vàng bạc đá quý thường có bảo vệ có vũ trang, nên Apple Store cũng sẽ như vậy. Apple sẽ bố trí bảo vệ đứng phía sau quan sát qua camera an ninh.


Apple cũng cần quản lí kho bãi cẩn thận hơn. Hãng sẽ phải hạn chế số lượng đồng hồ bên trong kho trong khi đảm bảo mọi khách hàng nếu muốn mua thì có thể lấy được ngay. Điều này có nghĩa là đồng hồ Edition phải được lưu ở một kho nào khác gần đó, và vị trí đó tuyệt đối an toàn.


Rõ ràng là Apple quan tâm đặc biệt đến thành bại của Apple Watch. Những thay đổi tại cửa hàng bán lẻ của Apple đã nói lên được điều đó, và kế hoạch này sẽ còn tồn tại về lâu về dài.


Chúng ta cùng chờ xem Apple bắt đầu cho đặt hàng Apple Watch từ 10/4 và chính thức bán ra thị trường từ 24/4 tới.


Theo PC World VN.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.