Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Doanh nghiệp Vận tải muốn có gói cước 3G chỉ 10.000 đồng/tháng

Doanh nghiệp Vận tải muốn có gói cước 3G chỉ 10.000 đồng/tháng

Hiệp hội Vận tải kiến nghị với các nhà mạng đưa ra các gói cước cho các phương tiện giám sát hành trình chỉ với 10.000 đồng/tháng giống như MobiFone đang cung cấp hiện nay.


Sáng 30/10, Bộ Giao thông Vận tải đã có buổi họp với Bộ TT&TT, Hiệp hội Vận tải Việt Nam, 4 nhà mạng di động là VinaPhone, MobiFone, Viettel và Vietnamobile. Tại buổi làm việc này, Thân Văn Thanh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Giao thông Vận tải cho biết, chi phí vận tải với đầu vào ngày càng tăng, các doanh nghiệp vận tải đang hết sức khó khăn. Tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp vận tải khó khăn không như điện lực, xăng dầu… Vì vậy, việc tăng cước 3G có tác động rất lớn đối với các doanh nghiệp vận tải.


Ông Thân Văn Thanh cho biết, hiện nay các doanh nghiệp vận tải chưa bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp cung cấp thiết bị và bảo trì thiết bị giám sát hành trình đang nạp tiền thay cho các doanh nghiệp vận tải theo hợp đồng cung cấp trọn gói, nhưng nếu doanh nghiệp nào không thuê dịch vụ mà trực tiếp nạp tiền thì rất lo lắng. Chẳng hạn một doanh nghiệp tại Thái Bình có 300 xe vận tải, mỗi ngày nạp cho 1 xe 5000 đồng phí dịch vụ 3G thì lo ngại không chịu nổi.



Thế nhưng, tại buổi làm việc này các nhà mạng khẳng định họ không tăng cước 3G đối với dịch vụ giám sát phương tiện vận tải. Thế nhưng, nhiều doanh nghiệp vận tải đã lựa chọn các gói cước 3G khác nên sẽ bị tăng giá so với trước đó. Các mạng cũng đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp vận tải nên chọn đúng gói cước giám sát phương tiện vận tải.


Phát biểu tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Đức Trung, Phó cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết là trong lần điều chỉnh cước gần đây thì các mạng di động có điều chỉnh tăng khoảng 20% so với trước. Tuy nhiên, không phải gói cước nào cũng tăng, thậm chí có gói cước 3G còn giảm. Riêng đối với gói cước 3G dành cho khách hàng là các doanh nghiệp vận tải để giám sát hành trình xe thì không điều chỉnh mà vẫn gữ nguyên mức cũ. Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải có thể lựa chọn gói cước phù hợp để tránh phát sinh nhiều chi phí.


Tại buổi làm việc này, ông Tạ Quang Thuận - đại diện Chi hội Giám sát hành trình của Hiệp hội Vận tải cho biết, là khi tăng cước 3G thì họ phải trả cước tăng lên rất nhiều bởi nhà mạng thay đổi giá cước, cách tính cước nên đây là nguyên nhân chính khiến các tài khoản nhanh hết tiền. Một trong những nguyên nhân mà ông Thuận đưa ra rằng nhà xe chưa sử dụng các gói cước chuyên biệt của nhà mạng đã đưa ra cho dịch vụ giám sát hành trình là vì gói cước này không phổ biến lắm nên không tìm thấy trên thị trường.


Đại diện Chi hội Giám sát hành trình của Hiệp hội Vận tải cho biết, ngày 14/10/2013 MobiFone đã ra gói cước MDT 10 (chi phí 10.000 đồng/tháng) phù hợp với doanh nghiệp vận tải. Do đó, nhiều doanh nghiệp thấy phù hợp nên đã chuyển sang sử dụng gói cước này của MobiFone.


Cũng tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Đình Chiến – Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết nhà mạng này đang cung cấp gói cước giám sát hành trình cho các doanh nghiệp vận tải. Hiện MobiFone đang cung cấp cho hai khách hàng lớn nhất là VinaSun và Taxi Group với hàng nghìn SIM card. Hiện các gói cước này không có bất cứ điều chỉnh nào và cũng không có ý kiền gì từ phía khách hàng. Đối với gói cước này, chúng tôi có bộ phậm chăm sóc khách hàng riêng và khi gặp vấn đề gì thì các bên sẽ ngồi lại với nhau. Trước khi MobiFone cung cấp dịch vụ cho khách hàng sẽ đưa simcard cho khách hàng dùng thử từ 1 đến 2 tháng. Căn cứ vào lượng dữ liệu tiêu thụ bình quân, khách hàng sẽ lựa chọn các gói cước phù hợp nhất cho doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, MobiFone cũng có chính sách cước ưu đãi cho các khách hàng sử dụng dịch vụ giám sát phương tiện với số lượng lớn.


"Nếu không chọn đúng gói cước thì chi phí sẽ đội lên rất lớn. Vì vậy, việc chọn gói cước phù hợp rất quan trọng để đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và nhà mạng. Vì vậy, MobiFone mong muốn Bộ GTVT cần có có thể liên hệ với MobiFone để được tư vấn và sử dụng các gói cước phù hợp nhất cho mình" ông Chiến nói.


"Khách hàng nếu muốn kí hợp đồng lớn cần làm việc cụ thể. MobiFone sẵn sàng ngồi với doanh nghiệp vận tải để đưa ra các dịch vụ hỗ trợ tốt hơn như cung cấp thêm các tính năng giám sát SIM này. Nếu doanh nghiệp chọn các SIM ngoài thị trường thì nhà mạng sẽ không thể phân biệt được đâu là SIM của dịch vụ giám sát đâu là SIM của người dùng 3G thông thường" ông Chiến cho biết thêm.


Đại diện cho Chi hội Giám sát hành trình cho biết là hiện giá cước rất rẻ và đang sử dụng 10.000 SIM của MobiFone và khách hàng hiện nay không bị ảnh hưởng bởi đợt điều chỉnh cước 3G. Đặc biệt gói cước MDT10 của MobiFone vừa ra chỉ có 10.000 đồng/tháng. "Hiện tại chúng tôi đang sử dụng SIM của MobiFone cho các khách hàng lớn như Taxi Ba Sao, Taxi Thành Công, Taxi Hà Nội... Chúng tôi cũng đãng đề nghị các hội viên của Hiệp hội vận tải có thể nghiên cứu về gói cước này " Đại diện cho Chi hội Giám sát hành trình nói.


Viettel cho biết, hôm 29/10, Viettel đã có buổi làm việc đầu tiên với Chi hội Giám sát hành trình để tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vận tải. Đại diện cho Chi hội Giám sát hành trình cho biết họ cũng đã làm việc với Viettel để thảo luận đưa ra gói cước khoảng 10.000 tháng. Phía Viettel cũng đã xác nhận thông tin này nhưng khẳng định, việc điều chỉnh hay ban hành gói cước cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của Bộ TT&TT. Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải và Hiệp hội Vận tải có đề xuất với các thông số, mức giá rõ ràng để doanh nghiệp viễn thông có cơ sở trình lên Bộ TT&TT xem xét về việc ban hành gói cước mới.


Phía VinaPhone cho biết cũng sẵn sàng ngồi với các doanh nghiệp vận tải để bàn bạc đưa ra gói cước phù hợp nhất cho các doanh nghiệp này.


Kết luận tại buổi họp ông Khuất Việt Hùng, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, sau cuộc họp này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có văn bản gửi Bộ TT&TT để các doanh nghiệp viễn thông có thể xây dựng gói cước mới, hỗ trợ doanh nghiệp vận tải trước ngày 30/11/2013. Ông Nguyễn Đức Trung cũng khẳng định nếu nhà mạng sớm trình gói cước mới thì Bộ TT&TT sẽ xem xét và phê duyệt trong vài ngày tới.


Theo Dân Trí


Mời bạn tham gia chương trình TTCN tặng bạn đọc bộ đôi smartphone của Mobiistar của Thông Tin Công Nghệ bằng cách bấm vào nút dưới đây.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.