Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Những lần vạ miệng đáng tiếc của các CEO nổi tiếng

Những lần vạ miệng đáng tiếc của các CEO nổi tiếng

1. Satya Nadella, Microsoft


Mới đây, trong một buổi trò chuyện, Nadella đưa ra lời khuyên cho các nữ nhân viên về cách thương lượng để tăng lương. Ông khuyên họ nên tin vào hệ thống nâng lương thay vì yêu cầu chính xác lượng tiền mình muốn.


Ông nói, “Các bạn nên hiểu và có niềm tin rằng, hệ thống tính lương của công ty sẽ tăng lương đúng mức cho tất cả mọi người”.


Những người có mặt trong buổi trò chuyện hôm đó ngay lập tức chỉ trích ông trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nữ giới trong ngành công nghệ ở thung lũng Silicon vốn đã không có nhiều tiếng nói, và buổi trò chuyện này được tổ chức nhằm giải quyết vấn đề này. Mới tuần trước đó, Microsoft công bố dữ liệu về nhân sự công ty, trong đó 29% nhân viên tại đây là nữ, nhưng phát ngôn của Nadella đã phá hỏng tất cả.


Không lâu sau đó, Nadella phải gửi lời xin lỗi đến khán giả tại sự kiện. Đồng thời gửi email tới tất cả nhân viên của Tập đoàn để thừa nhận ông đã sai.


2. James McNerney, Boeing



Hội nghị qua điện thoại sau mỗi quý với giám đốc điều hành các công ty là cơ hội tốt để lắng nghe về tầm nhìn và định hướng phát triển. Tuy nhiên, hội nghị quý 2 vừa qua tại Boeing lại trở thành thảm họa, khi cách McNerney trả lời các câu hỏi trong phần Q&A thực sự khiến nhiều người nổi giận.


Theo tờ The Seattle Times, James đã đề cập đến việc sẽ tiếp tục ở lại công ty khi ông bước sang tuổi 65 – độ tuổi chính thức để các CEO về hưu: “Ngày nào trái tim này còn đập, nhân viên ở đây còn thu mình, thì tôi còn chăm chỉ làm việc”.


Một nhóm nhân viên cho rằng, phát ngôn của James đi ngược lại với chính sách nhân sự. Ngoài ra, còn có người đi rải poster với hình ảnh người đàn ông núp mình sau chiếc bàn cùng dòng chữ “Nếu tôi rời khỏi chiếc bàn này thì sẽ phải kiếm chỗ khác để núp”.


McNerney sau đó đã trực tiếp nói chuyện với một số nhân viên, đồng thời gửi email đến toàn bộ nhân viên công ty đính chính rằng: “Tôi xin lỗi vì điều đó. Lẽ ra tôi nên dùng những từ khác đi. Lần sau tôi sẽ cẩn thận hơn nữa với phát ngôn của mình”.


3. John Legere, T-Mobile



Legere, CEO của T-mobile có tiếng là thường xuyên không chịu đi theo kịch bản, dẫn đến những phát ngôn mang tính báng bổ, xúc phạm và tục tĩu. Ông từng nói với Business Insider rằng, ông làm vậy để kết nối với nhân viên và khách hàng.


Nhưng trong sự kiện báo chí tháng 6 vừa qua, Legere đã đi quá đà khi miêu tả hai đối thủ AT&T và Verizon: “Hai công ty độc quyền khổng lồ này đang cướp đoạt từng đồng xu mà bạn có… Họ ghét bạn quá trời luôn”.


Nhưng chỉ một ngày sau đó, ông đã phải lên tiếng xin lỗi do vấp phải quá nhiều gạch đá dư luận: “Có lẽ tôi cần có một cái máy lọc khi phát biểu… Tôi thành thật xin lỗi tới những ai cảm thấy bị xúc phạm buổi tối hôm qua”.


4. Evan Spiegel, Snapchat



Tháng 5 vừa qua, Valleywag – một trang blog chuyên tám chuyện của những nhân vât nổi tiếng, bằng cách nào đó đã có được những email mà Evan gửi đi hồi còn giữ chức Chủ tịch hội sinh viên Kappa Sigma và phát tán lên mạng.


Những email được gửi đầu năm 2010 bao gồm: “Danh sách đồ cần mua: 30 gram cần sa, .. Hình như tao vừa tè lên nguời Lily thì phải…. lưng áo con bé ướt sũng hết cả….”


Spiegel ngay lập tức gửi lời xin lỗi trong email với nội dung “Tôi không muốn giải thích gì cả. Chỉ là tôi muốn xin lỗi vì viết ra những thứ dị hợm như thế. Tuy nhiên những email ngày ấy không phản ánh tôi của ngày hôm nay, hay cách nhìn nhận của tôi về phụ nữ”.


5. Greg Gopman, AngelHack



Tháng 12/2013, Gopman đăng tải một bài đả kích gồm 4 đoạn dài về San Francisco trên Facebook.


“Ở San Francisco đầy rẫy những thói suy đồi như “chó” cắn càn, khạc nhổ bừa bãi, “tiểu đường”, mắng nhiếc chửi bới, buôn bán thuốc phiện... các thể loại. Chúng cứ thế diễn ra như thể trung tâm thành phố thuộc về những hạng người ấy. Tôi thậm chí còn cảm thấy không an toàn khi đi bộ ngoài phố mà chưa có lộ trình cụ thể”.


Sau đó không lâu, Greg đã xóa bài đăng này và gửi lời xin lỗi trên Facebook: “Tôi thành thật xin lỗi vì những nhận xét của mình. Lẽ ra tôi không nên dùng những lời lẽ như vậy”.


6. Chip Wilson, Lululemon



Tháng 10/2013, khách hàng của Lululemon phàn nàn với Business Insider rằng, những chiếc quần legging họ mới mua được vài tuần đã bị dãn. Sau đó, trong một bài phỏng vấn với kênh truyền hình Bloomberg TV, Wilson cho biết quần dãn nhanh là do cơ thể người mặc. Wilson từng đưa ra khá nhiều phát ngôn thái quá về phụ nữ, các vụ li hôn và cả người Nhật Bản. Nhưng gạch đá dư luận sau khi bài phỏng vấn này trên sóng truyền hình đã khiến ông phải đăng tải video xin lỗi lên YouTube.


Dĩ nhiên, những phát ngôn ấy không phản ánh năng lực CEO của Wilson. Một khảo sát gần đây cho biết, legging của Lululemon là sản phẩm thời trang thịnh hành nhất cho lứa tuổi teen mùa thu này.


7. Guido Barilla, Barilla



CEO của thương hiệu mì ống quốc tế đã rơi vào cảnh nước sôi lửa bỏng, khi tuyên bố sẽ không bao giờ để người đồng tính xuất hiện trong quảng cáo của công ty.


Phát biểu tại buổi trò chuyện trên sóng truyền thanh của Italy tháng 9/2013, Guido nói, “Đối với chúng tôi, gia đình thiêng liêng vẫn là một trong những giá trị căn bản của công ty”. Ông còn chia sẻ suy nghĩ của mình đối với những phụ huynh có con em bị gay. NewNowNext dẫn lời Barilla: “Tôi chẳng thể nào tôn trọng việc nhận con nuôi từ những gia đình có con bị đồng tính”.


Ông còn nói thêm rằng, những ai cảm thấy bức xúc với quan điểm này của ông thì tốt hơn hết nên ăn mì ống của hãng khác. Nhưng chỉ một ngày sau đó, Barilla thay đổi 180 độ, rằng những nhận xét hôm trước không phản ánh đúng quan điểm của mình, rằng ông “hết mực tôn trọng” những người đồng tính.


8. Sergio Marchionne, Fiat & Chrysler



Cựu CEO hãng xe hơi của Italy Chrysler and Fiat đã sử dụng những cụm từ mang tính xúc phạm khi nói về người Mỹ gốc Ý trong suốt cuộc phỏng vấn tháng 1/2012.


Tờ USA Today đưa tin rằng, khi bình luận về chiếc xe Alfa Romeo mới ra mắt tại phòng trưng bày ô tô quốc tế ở Bắc Mỹ, Marchionne nói: “Với tất cả sự tôn trọng của tôi dành cho các bạn Mỹ, tôi khẳng định chỉ có xe của Italy làm ra mới là đỉnh. Các bạn còn phải học tập nhiều”. Rõ rang, Marchionne muốn ám chỉ rằng, xe hơi thiết kế ở Italy tốt hơn của Mỹ.


Vài tháng sau đó, Sergio phải lên tiếng xin lỗi. Một năm sau, ông gửi đi một bức tâm thư với nội dung: “Tôi tự hào về những nét được thừa hưởng của người Italy, nên tất cả những gì tôi nói đều không có ý làm giảm giá trị của nó. Nhưng tôi cũng muốn gửi lời xin lỗi đến những ai cảm thấy bị xúc phạm”.


9. Mike Jeffries, Abercrombie & Fitch



Abercrombie & Fitch không sản xuất quần áo cỡ XL và XXL cho phụ nữ. Năm 2006, Jeffries tuyên bố không sản xuất quần áo phụ nữ cỡ lớn, vì hãng chỉ muốn thu hút một số đối tượng nhất định.


“Ở trường học nào cũng thế, có những học sinh xinh đẹp và những em kém xinh đẹp. Chúng tôi chỉ hướng sự chú ý của mình tới những học sinh xinh đẹp và bạn bè của các em”.


Bảy năm sau đó, với 70.000 chữ kí phản đối, công ty đã phải lên tiếng xin lỗi và mời một vài bạn trẻ tham gia buổi gặp mặt với các giám đốc điều hành.


“Chúng tôi rất mong muốn được tiếp tục cuộc đối thoại này và có những hành động thiết thực, để chứng minh cam kết của mình với phong trào chống bắt nạt tại các trường học. Thật sự hối hận vì những phát ngôn trước đây đi ngược với những giá trị trong cam kết này, chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến các bạn”.


Theo Zing.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.