Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Vì sao chơi game dễ dẫn đến tử vong?

Vì sao chơi game dễ dẫn đến tử vong?

Đầu tháng 1/2014, một game thủ 32 tuổi tìm thấy đã chết tại một quán café Internet Đài Loan sau khi chơi game 3 ngày liên tục. Trước đó, vào đầu năm mới, tại Đài Bắc cũng xảy ra trường hợp tương tự khi một game thủ tử vong sau 5 ngày chơi game.


Dù các vụ tử vong như trên không nhiều, nó vẫn đặt ra câu hỏi vì sao chơi game lại có thể dẫn đến rủi ro cho tính mạng như vậy. Theo Mark Griffiths, chuyên gia tâm lí học, Giám đốc bộ phận nghiên cứu game của Đại học Nottingham Trent (Anh), đã có nhiều báo cáo thuộc cả lĩnh vực y học lẫn tâm lí chỉ ra chơi game quá liều chính là nguyên nhân của nhiều vấn đề sức khỏe, từ chấn thương, béo phì, ảo giác, nghiện ngập.


Cũng phải nói thêm rằng có nhiều báo cáo khoa học lại kết luận chơi game mang lại nhiều lợi ích về giáo dục và điều trị, song vẫn còn một số lượng nhỏ các game thủ gặp vấn đề do lạm dụng game.


Điều gì đã khiến cho game trở nên gây nghiện như vậy đối với một bộ phận người?


Đối với Griffiths, cơn nghiện do game mang lại đơn giản là người chơi liên tục được tặng thưởng trong khi chơi. Các tặng thưởng này có thể là sinh lí học (như cảm giác “đẳng cấp”, được ngưỡng mộ khi giành điểm cao), tâm lí học (cảm giác hoàn toàn điều khiển được một tình huống nào đó để chiến thắng), xã hội (được tung hô bởi các game thủ khác khi làm tốt) và trong một số trường hợp còn là cả tài chính (thắng một giải đấu).


Phần lớn các phần thưởng đều không thể đoán trước được. Do không biết tiếp theo sẽ là gì, game thủ tiếp tục gắn bó với game để khám phá. Trong ngắn hạn, họ chơi game ngay cả khi không nhận được phần thưởng ngay lập tức. Họ hi vọng một giải thưởng khác “đang ở đâu đó”, chờ đợi họ nếu kiên trì chơi.


Một yếu tố khác chính là sự chuyển dịch trong thập kỉ qua, từ các game console đơn lẻ đến những game online nhiều người chơi, nơi các trận chiến không bao giờ kết thúc và game thủ phải cạnh tranh và/hoặc hợp tác với người khác theo thời gian thực (thay vì có thể tạm dừng và quay lại chơi khi có thể). Nhiều game thủ cho biết họ ghét phải đăng xuất và rời bỏ một ván game dang dở. Họ không thích việc mình không biết gì đang diễn ra trong game khi họ không online.


5 năm qua chứng kiến số lượng báo cáo khoa học về game tăng cao. Tháng 5/2013, Hiệp hội Tâm thần Mỹ phát hành phiên bản thứ 5 của “Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần) (DSM-5). Lần đầu tiên trong lịch sử, DSM-5 bao gồm cả “rối loạn game Internet” (IGD) như một tình trạng tâm lí.


Trong sự nghiệp nghiên cứu của chuyên gia Griffiths, dù tất cả các chứng nghiện đều có đặc thù và phong cách riêng, chúng có nhiều điểm chung hơn là khác biệt, chẳng hạn sự lo âu, thay đổi tâm trạng, cảm giác thèm ăn, xung đột với công việc, học tập hay mọi người, kiểm soát kém hơn.


Vậy khi nào một sở thích chuyển thành cơn nghiện? Câu hỏi khá trả lời khi thực tế có nhiều người chơi game hàng giờ liền nhưng không gặp rắc rối nào liên quan đến sức khỏe.


DSM-5 liệt kê 9 triệu chứng cho IGD. Nếu bất kì game thủ nào “dính” từ 5 triệu chứng trở lên, họ có thể đang bị rối loạn game Internet:



  1. Ám ảnh với game online

  2. Bồn chồn khi game Internet biến mất

  3. Nhu cầu dành thời gian ngày một nhiều cho game online

  4. Không kiểm soát được việc muốn hay không muốn chơi game

  5. Mất hứng thú với các hình thức giải trí/sở thích khác trừ game online

  6. Liên tục chơi game online quá liều dù biết các vấn đề tâm lý

  7. Lừa dối các thành viên trong gia đình, nhà trị liệu hay người khác về thời gian chơi game

  8. Dùng game online để thoát khỏi trạng thái tiêu cực

  9. Mất một mối quan hệ, công việc, học tập hay cơ hội việc làm quan trọng vì game online


Tin tốt là chỉ có một số ít game thủ gặp phải IGD. Phần lớn đều cảm thấy chơi game là điều thú vị, hấp dẫn. Tuy nhiên, như bất kì hoạt động nào khác khi xảy ra quá nhiều, nó có thể thành cơn nghiện.


Bất kì hoạt động nào nếu diễn ra nhiều ngày có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là cái chết, game không phải ngoại lệ. Thay vì xem game như quỷ dữ, chúng ta cần phổ biến cho game thủ về những nguy hiểm tiềm tàng khi chơi game quá liều.


Theo ICTnews.



Trang Pirate Bay “đội mồ sống dậy” sau 7 tuần bị đánh sập

Trang Pirate Bay “đội mồ sống dậy” sau 7 tuần bị đánh sập

Sau khi bị cảnh sát Thụy Điển đột kích và thu giữ máy chủ cũng như đánh sập tên miền, mới đây, trang web chia sẻ dữ liệu "lậu" nổi tiếng The Pirate Bay, đã bất ngờ "đội mồ sống dậy" và hoạt động trở lại bình thường. Trên trang chủ mới, Pirate Bay cũng đã thay thế logo con tàu cướp biển bằng hình ảnh một con chip phượng hoàng, thể hiện sự thách thức với các cơ quan chức năng.


Pirate Bay, hay còn được biết đến với cái tên "Vịnh hải tặc", là trang web chia sẻ file cho phép người dùng tải lậu các dữ liệu số như phim, TV show, game...Trụ sở đặt máy chủ của website này bị cảnh sát Thụy Điển đột kích vào 9/12/2014, đồng thời trang web cũng bị đánh sập. Hai tuần sau đó, một trang tạm khác của "Vịnh hải tặc" được dựng lên, hứa hẹn rằng sẽ quay lại chính thức vào 1/2/2015. Trong nhiều năm qua, trang này liên tục bị cáo buộc tiếp tay cho vi phạm bản quyền, và tòa án ở nhiều quốc gia cũng đã ban hành lệnh cấm "Vịnh hải tặc" hoạt động.


Trước khi trụ sở ở Thụy Điển của Pirate Bay bị đột kích, một nhà sáng lập của website này đã bị cảnh sát bắt giữ khi đang lẩn trốn ở biên giới Lào - Thái Lan; và Google cũng xóa bỏ hàng loạt ứng dụng liên quan đến "Vịnh hải tặc" trên cửa hàng Google Play. Hiện chưa rõ vì sao "Pirate Bay" có thể xuất hiện trở lại. Nhiều khả năng, trang web này đã thực hiện chiêu thức cũ từng dùng vào 2012: bỏ toàn bộ máy chủ và đưa các nội dung của mình lên các nhà cung cấp lưu trữ "trên mây" ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới.


"Dữ liệu của chúng tôi chảy quanh hàng ngàn đám mây, được mã hóa cẩn thận, sẵn sàng sử dụng khi cần" - trang web viết trong một bài đăng. Pirate Bay tiếp tục sử dụng tên miền ".se" để hoạt động (.se là mã quốc gia Internet của Thụy Điện), tuy nhiên, có vẻ website này đã giả mạo địa chỉ Net trong quá khứ bằng các thủ thuật của mình.


Theo ICTnews.



Những điều kinh khủng nhất khi làm việc tại Facebook

Những điều kinh khủng nhất khi làm việc tại Facebook

1. 6 tuần trong 1 năm phải "canh" điện thoại 24/7


Những kĩ sư của Facebook sẽ có tổng cộng 6 tuần trong năm phải "túc trực" điện thoại của mình 24/7 để có thể duy trì việc hoạt động dịch vụ của công ty cũng như để nắm bắt được ngay tình huống xấu bất ngờ xảy ra.


Một kĩ sư của Facebook đã chia sẻ trên trang Quora rằng: "Trong những tuần này tôi thậm chí còn không được ra khỏi thành phố vào cuối tuần, không dám tham gia các hoạt động xã hội khác hay vui chơi, tiệc tùng.


Thậm chí lúc nào tôi cũng phải mang theo điện thoại bên mình kèm theo sạc dự phòng để đảm bảo tôi có thể sử dụng 24/7, kể cả lúc ngủ."


2. Không có thứ gọi là tường ngăn ở Facebook


Ở những công ty khác thường có vách ngăn giữa khu vực làm việc của cá nhân này với cá nhân khác để tạo được không gian làm việc chuyên nghiệp.



Nhưng văn hóa làm việc ở Facebook thì luôn ngầm khuyến khích nhân viên "Hãy là chính mình" nên họ hoàn toàn không có không gian riêng khi làm việc. Một kĩ sư ẩn danh của Facebook cũng cho rằng chính điều này đã làm cho Facebook không có được sự chuyên nghiệp như ở những công ty khác.


3. Lãnh đạo đóng góp rất ít ý tưởng và tâm huyết vào công việc nhóm


"Hãy tạo ra sức ảnh hưởng" là câu thần chú của Facebook khiến cho nhân viên nào tại đây cũng đều chỉ tập trung dốc sức vì chiến thắng của cá nhân thay vì của một nhóm, kể cả những cán bộ quản lí cũng vậy.



"Mặc dù tôi rất muốn nói rằng những vị quản lí của mình đã khá vất cả trong công việc lãnh đạo nhóm nhưng sự thật lại không phải như vậy.


Đa số họ chỉ quan tâm tới bản thân mình hoặc những vấn đề như về cấp bậc, chính sách hay chuyện người nọ thích người kia trong công ty, chứ rất ít khi dành thời gian nghĩ tới việc nhóm hay người khác. "


4. Không có tổ chức hoạt động hiệu quả


Nhân viên Facebook nói rằng việc cố gắng để làm được điều gì đó tuyệt vời cùng với một đội ngũ 4.000 người còn khó khăn gấp nhiều lần so với việc thực hiện chúng với một nhóm 500 người.


Một nhân viên cho biết: "Chúng tôi đang phát triển rất nhanh về số lượng nhưng lại không tập trung vào cách tổ chức, sắp xếp hoặc việc ổn định đội ngũ làm việc."


5. Bị phàn nàn về Facebook chỉ vì làm việc cho Facebook


Vợ của một cựu nhân viên Facebook cho biết chồng cô đã phải tiếp nhận rất nhiều lời phàn nàn về Facebook từ chính bạn bè và gia đình chỉ vì ông làm việc cho Facebook.



"Là vợ của một nhân viên Facebook, tôi còn thường được yêu cầu giúp đỡ về cách sử dụng các cài đặt bảo mật trên đó. Có lẽ việc kết hôn với một người làm việc tại Facebook cũng đồng nghĩ với việc tôi phải biết những điều đó", cô chia sẻ.


6. Không được truyền đạt công việc một cách rõ ràng


"Vào ngày cuối cùng tôi thực tập, nhóm nghiên cứu đã quyết định rằng việc viết lại dự án hoàn toàn chẳng có giá trị gì sau khi tôi đã dành tất cả thời gian của mình tại công ty để thiết kế và mã hóa lại nó", một cựu nhân viên Facebook đã thừa nhận trên trang Quora.



"Nếu họ truyền đạt rõ ràng hơn về tương lai của các sản phẩm, tôi nghĩ rằng mình đã có thể làm được nhiều điều hơn để cải tiến nó".


7. Phải "ôm" nhiều việc một lúc


"Là một người quản lí hợp đồng lại còn phải làm việc thay cho nhân viên nghỉ thai sản, tôi đã tạm thời được giao nhiệm vụ làm nhiều việc mới mà được hướng dẫn hoặc hỗ trợ rất ít, thậm chí còn phải phục vụ một lúc hai vị quản lí tồi tệ nhất mà tôi từng tiếp xúc", theo chia sẻ của một cựu nhân viên giấu tên của Facebook.



8. Phải nghe những lời dè bỉu và tự cho mình là đúng của đồng nghiệp


Theo một cựu nhân viên của Facebook, các đồng nghiệp của ông thường hay nói chuyện với giọng điệu tỏ ra coi thường người khác và tự cho mình là đúng.



"Giọng điệu của họ thường làm giảm uy tín của người khác để cho mình là nhất", "Tôi thấy họ hợm hĩnh, phân biệt đẳng cấp và thẳng thắn một cách thô lỗ" là những lời chia sẻ của rất nhiều nhân viên của mạng xã hội khổng lồ này.


9. Bị giao những nhiệm vụ "không liên quan"


Một cựu nhân viên giấu tên của Facebook đã thú nhận rằng: "Nhóm đối xử với tôi như một thứ rác rưởi và tôi đã "được" yêu cầu những nhiệm vụ thực sự không liên quan đến công việc như phân loại đồ giặt ủi cho sếp mà có khi còn có cả đồ lót bẩn của vợ sếp ở trong đó."



10. Phải làm việc theo cảm tính


Vì không được hướng dẫn rõ ràng nên phải làm việc theo kiểu "đoán mò", nhiều người đã lập tức thất bại sau đó. Một cựu nhân viên còn chia sẻ rằng sau khi được chuyển về một dự án quan trọng thực hiện trong 10 ngày, nhóm thực hiện dự án đó thậm chí còn không buồn gửi lại cho anh thông tin phản hồi về vấn đề này.



11. Bất lực về tương lai của ứng dụng Facebook trên điện thoại


Nhiều nhân viên của Facebook đã nhận thấy rằng công ty thực sự không có tương lai sáng sủa mấy trên điện thoại di động. "Thật sự không ổn chút nào khi ngày nào bạn cũng nhận được khiếu nại từ người sử dụng Facebook trên điện thoại di động", một cựu nhân viên giấu tên nói trên Quora.



Ứng dụng di động của Facebook thường bị đánh giá là "phiền phức" và được ví như một ứng dụng sinh ra là để ngốn pin của smartphone. "Facebook cuối cùng cũng sẽ mất tất cả người sử dụng dịch vụ trên di động bởi những ứng dụng mạng xã hội khác tinh gọn hơn."


12. Không thể "thoát khỏi" công việc ngay cả lúc được nghỉ


Sunayana Sen, người đã làm việc cho Facebook ở Ấn Độ nói rằng ngay cả trong thời gian được nghỉ, cô vẫn liên tục nhận được thông báo về công việc.



"Kể từ khi có các nhóm trên Facebook cho mỗi nhóm, mỗi công việc hay mỗi dự án, những thông báo cứ đến dồn dập không ngừng nghỉ và chẳng khi nào tôi có thể thực sự thoát khỏi công việc", cô nói.


13. Nhận hơn 1.600 email trong một ngày


Một cựu nhân viên Facebook có tên là Thomas Moore đã than phiền rằng mỗi ngày ông nhận và đọc khoảng 1.600 email thông tin nội bộ và thậm chí thể còn nhiều hơn con số đó.


Theo VTC.



Xperia Z3 khoá mạng giá 10 triệu ồ ạt về Việt Nam

Xperia Z3 khoá mạng giá 10 triệu ồ ạt về Việt Nam

Sony Xperia Z3 bản khoá mạng của nhà mạng Softbank vừa được đưa về Việt Nam. Ảnh: Yahoo.



Hơn một tháng gần đây, những chiếc Sony Xperia Z3 xách tay bản khoá mạng Nhật được đưa về Việt Nam một cách ồ ạt, khiến doanh số của máy quốc tế bị ảnh hưởng.


Nếu như bản khoá mạng của nhà mạng AU (SOL26), Docomo (SO-01G) đã về cách đây khá lâu thì mới nhất, thị trường đón nhận thêm bản khoá mạng của Softbank (401SO). Một đặc điểm khiến bản này được tín đồn Xperia đánh giá cao là nó không có logo của nhà mạng như bản AU. Chỉ cần cài một bản ROM mới, máy sẽ giống hoàn toàn với bản quốc tế (ngoại trừ số hiệu máy).


Giống như nhiều mẫu máy khoá mạng Android trước đây, Xperia Z3 khoá mạng có giá rẻ hơn khá nhiều so với bản quốc tế. Xperia Z3 Softbank và AU hiện có giá khoảng 10,2 – 10,5 triệu đồng, tuỳ cửa hàng trong khi bản quốc tế có giá khoảng 12 triệu đồng.


Theo anh Trung Trí, nhân viên tại cửa hàng Click Buy (Cầu Giấy, Hà Nội), những mẫu máy khoá mạng nói trên đang có doanh số tốt, nhất là bản Softbank vừa về nước. Người dùng trong nước hiện tỏ ra khá tin tưởng các bản khoá mạng chứ không còn e dè như trước đây.


“Các bản ROM cho máy khoá mạng hiện có độ hoàn thiện cao nên máy gần như không gặp bất cứ lỗi lầm gì, chất lượng tương đương với máy quốc tế. Người dùng còn tiết kiệm được một khoản kha khá. Chẳng hạn, Xperia Z3 AU được tặng kèm dock sạc. Nếu mua ngoài, khách phải bỏ thêm vài trăm nghìn đồng mà chưa chắc mua được dock xịn”.


Cũng theo anh này, sức bán các mẫu Xperia xách tay dịp cuối năm đang có dấu hiệu tốt lên, bên cạnh iPhone của Apple. So với các sản phẩm ra mắt cùng thời điểm, Z3 có giá bán tốt nhất. iPhone 6 hiện vẫn có giá khoảng 16 triệu đồng, Note 4 khoảng 15 triệu trong khi BlackBerry Passport cũng ở mức 14 triệu đồng. Trong khi đó, chỉ phải bỏ ra 10 – 12 triệu, người dùng đã có thể mua một chiếc Z3 mới.


Người dùng Sony tại Việt Nam là một trong số ít nhóm khách hàng có nhu cầu nâng cấp smartphone. Theo các cửa hàng, lượng người dùng Xperia Z1, Z2 nâng cấp lên Z3 khá lớn, thậm chí cao hơn nhiều so với nhu cầu nâng cấp iPhone hay Samsung Galaxy cao cấp.


“Điều này phần nào thể hiện chất và đam mê riêng của tín đồ Sony” – quản trị viên một diễn đàn chuyên sản phẩm Sony tại Việt Nam cho hay. “Máy Sony mới ra có giá cao, nhanh sụt giá, tốc độ cập nhật sản phẩm lại nhanh nhưng nhu cầu mua mới và nâng cấp của người dùng vẫn cao. Đây là điều không phải người dùng dòng sản phẩm nào cũng chấp nhận”, anh này chia sẻ thêm.


Theo Zing.



Lộ ảnh Galaxy XCover 3 “nồi đồng cối đá” chạy chip lõi tứ

Lộ ảnh Galaxy XCover 3 “nồi đồng cối đá” chạy chip lõi tứ

Galaxy Xcover 3 là dòng điện thoại siêu bền nhưng thiết kế không hề thô kệch. Ảnh: GSMArena.



Trang GSMArena vừa đăng tải loạt ảnh được cho là phiên bản tiếp theo của Galaxy XCover. Tuy không được chăm chút về thiết kế nhưng Galaxy XCover 3 vẫn mang vẻ ngoài khá rắn chắc và sang trọng. Mặt sau được trang bị một camera có đèn flash đi kèm và loa ngoài nhỏ ở cạnh trên của máy.


Dù xét về độ bền, Galaxy XCover 3 là một trong nhưng cái tên đáng chú nhất nhưng hiệu suất của chiếc máy này không được đánh giá cao. Mặt trước của chiếc máy này dường như lấy cảm hứng từ thiết kế của Galaxy S5 Active. Ốp viền bao quanh bốn cạnh được làm khá chắc chắn giúp Galaxy XCover 3 chống chọi trong những điều kiện khắc nghiệt nhất.


Galaxy XCover 3 được trang bị cấu hình trung bình gồm màn hình cảm ứng 4,8 inch độ phân giải 800 x 480 pixel, bộ vi xử lí lõi tứ Marvell Armada PXA1908 xung nhịp 1,2 GHz với 4 nhân Cortex-A53, RAM 1 GB, dung lượng bộ nhớ trong 8 GB, hỗ trợ mở rộng lên đến 32 GB qua thẻ microSD, camera sau 5 Mpx và camera trước 2 Mpx. Máy sẽ được cài sẵn Android 4.4.4 KitKat trước khi lên kệ.


Trước đó, hồi tháng 1/2013, Samsung từng giới thiệu Galaxy Xcover 2 - chiếc điện thoại siêu bền dành cho người dùng thích du lịch hay leo núi. Phải đợi đến 2 năm sau, phiên bản kế nhiệm của chiếc máy này mới được Samsung công bố.


Theo Zing.



Sếp HTC dùng MacBook Air, chê iPhone nhàm chán

Sếp HTC dùng MacBook Air, chê iPhone nhàm chán

iPhone 6 đọ dáng với chiếc HTC One M8 bản đặc biệt Harman/Kardon. Ảnh: Phonearena.



Apple vừa công bố con số kỉ lục về lượng iPhone bán ra trong một quý lên đến 74,5 triệu chiếc iPhone. Ngay sau khi thông tin này được công bố, Giám đốc phụ trách mảng truyền thông online của HTC – Jeff Gordon đã lên tiếng chúc mừng Apple. Tuy nhiên, ông này không quên đính kèm trong đó một số lời châm chọc.


Trên Twitter, vị sếp của HTC chia sẻ: “Chúc mừng Apple đã có một quý cực kì thành công. Không phải tôi ghét Apple - trên thực tế, tôi đang sử dụng một chiếc MacBook Air - nhưng tôi cảm thấy iPhone quá nhàm chán”.


Như để giải thích rõ hơn cho lời chia sẻ của mình, Jeff Gordon tiếp tục đăng một đoạn tweet thứ 2 vơi nội dung: “Lựa chọn iPhone quá dễ và nhàm chán. Tôi muốn một chiếc điện thoại độc đáo hơn, cá nhân hơn và gây ấn tượng hơn khi rút ra khỏi túi quần”.


Không nói cũng rõ chiếc điện thoại vị sếp HTC đang nói đến ở đây chính là One M8, mẫu smartphone cao cấp nhất của hãng.


Mới đây, Jeff Gordon từng khẳng định HTC sẽ cho ra mắt một nhóm sản phẩm tốt nhất từ trước đến nay trong năm 2015 với không ít những “bất ngờ lớn”.


Hiện tại, thông tin về dòng sản phẩm cao cấp mới của HTC cũng đã hé lộ ít nhiều. Theo các thông tin rò rỉ, One M9 (tên mã Hima) sẽ có thiết kế không khác biệt nhiều so với mẫu smartphone đời trước. Bên cạnh đó, HTC có thể cho ra mắt thêm một chiếc M9 Plus với màn hình 5,5 inch, nút Home vật lí để cạnh tranh với iPhone 6 Plus và Galaxy Note 4.


Bộ đôi sản phẩm này nhiều khả năng sẽ chính thức ra mắt ngày 2/3 trong khuôn khổ triển lãm MWC 2015.


Theo Zing.



Acer xác nhận sẽ ra mắt điện thoại Windows Phone mới trong tháng Ba

Acer xác nhận sẽ ra mắt điện thoại Windows Phone mới trong tháng Ba

Acer là một trong những công ty đầu tiên tham gia sản xuất các thiết bị chạy hệ điều hành Windows Phone của Microsoft. Nhưng sau khi phát hành chiếc điện thoại W4 vào năm 2012, Acer đã từ bỏ Windows Phone để dồn sức cho Android. Tuy nhiên, có vẻ điều này sẽ thay đổi khi công ty này khẳng định họ chuẩn bị quay trở lại với Windows Phone trong vài tuần tới.


Một báo cáo hồi tháng 12/2014 khẳng định Acer đang chuẩn bị để tung ra "hàng loạt điện thoại Windows Phone" trong năm nay. Nguồn tin trên cũng tiết lộ chiếc điện thoại Windows Phone đầu tiên trong số này sẽ xuất hiện trong khoảng thời gian nửa đầu của năm 2015.


Mới đây, Digitimes dẫn lời Jason Chen, CEO Acer tại cuộc hợp với các nhà cung cấp và đối tác của công ty rằng họ sẽ trình làng một chiếc điện thoại Windows Phone tại triển lãm Mobile World Congress 2015 (MWC) vào tháng 3 sắp tới.


Jason Chen cũng nói rằng tạm thời Acer chỉ tập trung vào các thiết bị Windows Phone cấp thấp chứ chưa có ý định giới thiệu những sản phẩm cao cấp vào thời điểm này.


Năm ngoái, Giám đốc Acer từng cho biết họ sẽ không quay lại với Windows Phone cho đến khi nào các dịch vụ và cửa hàng ứng dụng của nền tảng này phát triển hơn.


Theo VnReview.



Microsoft không miễn phí nâng cấp lên Windows 10 đối với bản Enterprise

Microsoft không miễn phí nâng cấp lên Windows 10 đối với bản Enterprise

Phó Chủ tịch Microsoft Terry Myerson tại buổi giới thiệu loạt tính năng mới trên Windows 10 vào hôm 21/1 vừa qua.



Đó chính là thông tin vừa được Microsoft đăng tải trên trang blog chính thức của nhóm sản phẩm Windows, theo Neowin.


Cụ thể, các doanh nghiệp khi có nhu cầu chuyển sang sử dụng phiên bản Windows 10 for Enterprise sẽ không nhận được bản nâng cấp miễn phí trong vòng 1 năm đầu tiên kể từ thời điểm Microsoft chính thức phát hành Windows 10, dự kiến là vào cuối năm nay 2015.


Được biết, hôm 21/1 vừa qua, Microsoft tuyên bố mọi người dùng đang sử dụng các phiên bản Windows 7, Windows 8/8.1 (kể cả bản Pro) và thậm chí Windows Phone 8/8.1 sẽ được miễn phí nâng cấp lên Windows 10.


Khi đó, Microsoft không nói rõ sự ưu ái này chỉ dành cho người dùng phổ thông, trong đó có khách hàng là doanh nghiệp nhỏ, đang sử dụng hệ điều hành Windows.


Neowin dẫn lời đại diện Microsoft cho biết, các bản nâng cấp lên Windows 10 cho khách hàng đang sử dụng bản Enterprise cũng sẽ hoàn toàn khác biệt so với người dùng thông thường.


Bên cạnh đó, đại diện Microsoft cũng xác nhận, khách hàng doanh nghiệp sẽ nhận được bản dùng thử Windows 10 để kiểm tra tính tương thích giữa các phần mềm cũng như phần cứng cũ với hệ điều hành mới.


Theo PC World VN.



Canon giảm giá kỉ lục 4.000 USD cho EOS-1D C

Canon giảm giá kỉ lục 4.000 USD cho EOS-1D C

Canon hôm nay thông báo mức giá mới áp dụng cho EOS 1D C tại thị trường Bắc Mỹ với con số giảm tới 4.000 USD. Sản phẩm lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2012 thuộc dòng máy ảnh nhưng lại hướng đến những người dùng sử dụng để quay video chuyên nghiệp, trong đó đáng chú ý có việc hỗ trợ chuẩn 4K.


Trước khi giảm giá tại thị trường Bắc Mỹ, một số cửa hàng của Canon đã áp dụng mức giá mới tại thị trường Hong Kong. Việc giảm giá sản phẩm không phải là thói quen của Canon và càng gây bất ngờ hơn khi mức giảm là rất lớn. Model này khi ra mắt có giá 15.000 USD, được giảm xuống 12.000 USD khi bán lẻ và hiện nay chỉ còn 8.000 USD.


Mẫu EOS-1D C cùng tính năng về chụp với người anh em EOS-1D X nhưng có thể quay video độ phân giải 4096 x 2160 pixel 8 bit 4:2:2 ghi vào thẻ CF với tốc độ 24 khung hình mỗi giây. Riêng mẫu cao cấp C500 cho xuất ra hai cổng full-RAW độ phân giải 4096 x 2960 pixel, phù hợp hơn để quay các khung hình chuyển động và độ phân giải 3840 x 2160 pixel cho truyền hình TV 4K.


Theo Số Hoá.



10 sản phẩm thông minh nên có trên thị trường ngay lập tức

10 sản phẩm thông minh nên có trên thị trường ngay lập tức

1. Đèn giao thông thông minh


Eko Traffic Light là chiếc đèn giao thông có viền bên ngoài thể hiện rõ thời gian chờ đèn đỏ còn lại, giúp lái xe có hướng xử lí phù hợp như tắt máy để tiết kiệm xăng hay các thao tác tương tự. Ưu điểm của sản phẩm do Damjan Stankovic thiết kế là nó có cấu trúc đơn giản và tiết kiệm điện, khi bạn không cần thêm một bộ đèn đếm giây ở bên cạnh.


2. Ghế băng có thể xoay



Đây sẽ là giải pháp lí tưởng cho những chiếc ghế đặt ở nơi công cộng. Khi trời tạnh mưa, bạn chỉ việc quay mặt ghế xuống bên dưới để có thể ngồi ở vị trí khô ráo. Sản phẩm do Yoonha Paick, Jongdeuk Son, Banseok Yoon, Eunbi Cho và Minjung Sim thiết kế.


3. Ổ cắm điện 360 độ



Các nhà thiết kế Cheng-Hsiu Du và Chyun-Chau Lin đã rất thông minh khi tạo ra chiếc ổ cắm có thể quay 360 độ này. Nhờ có sản phẩm, việc sạc các thiết bị di động sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.


4. Chai làm ấm nước không cần điện



Những chiếc chai của Yu-Chiu, Cheng-Yu Li, Yu-Hsien Lin và Kai-Cheng Chang có khả năng biến dao động của tay khi di chuyển thành nhiệt năng, giúp hâm nóng nước trong chai mà không cần phải sử dụng nguồn điện nào khác.


5. Máy giặt và xe đạp thể dục "2 trong 1"



Bike Washing Machine là sự kết hợp của chiếc xe đạp tập thể dục với máy giặt, giúp bạn vừa nâng cao sức khỏe, vừa giặt sạch quần áo của mình. Sản phẩm do Li Huan thiết kế.


6. Máy pha cà phê kiêm đồng hồ báo thức



Thêm một sự kết hợp thú vị nữa trong danh sách với máy pha cà phê và chiếc đồng hồ báo thức. Cụ thể, thiết kế của Joshua Renouf sẽ kết hợp tiếng động với mùi cà phê thơm phức giúp người sử dụng hoàn toàn tỉnh táo để bắt đầu một ngày mới.


7. iSAVE Faucet



Với mục đích nâng cao ý thức tiết kiệm nước của người dùng, chiếc vòi nước và vòi sen do Reamon Yu lên ý tưởng có màn hình LED hiển thị lượng nước đã được tiêu thụ như một lời nhắc nhở trực quan nhất.


8. Ổ cắm USB



Cùng với sự phổ biến của các thiết bị di động như smartphone hay máy tính bảng, những chiêc ổ cắm điện có cổng USB như của Newer Technology là thực sự hữu ích.


9. Đèn LED gắn phía sau ô tô



Được thiết kế bởi Huang Junxi,Ma Jincai và Ding Dong, đèn LED cỡ lớn lắp ở kính sau của ô tô như thế này sẽ giảm thiểu tai nạn do sương mù và trời mưa gây ra đến mức tối đa.


10. Phích cắm đa năng



Được thiết kế bởi Meysam Movahedi, chiếc ổ cắm gắn tường này có thể kéo dài ra bên ngoài và tự cuộn lại, giúp bạn giải quyết vấn đề liên quan đến việc thiếu dây cắm hay sự lộn xộn mà những sản phẩm thông thường đem lại.


Theo Zing.



Việt Nam hạnh phúc thứ hai thế giới

Việt Nam hạnh phúc thứ hai thế giới

Top ba quốc gia hạnh phúc lần lượt là: Costa Rica (Trung Mỹ), Việt Nam và Colombia (Nam Mỹ). Ba quốc gia này đứng đầu trong bảng tổng sắp 151 nước trên thế giới được xếp hạng theo chỉ số “Happy Planet Index” (HPI, Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc), do New Economics Foundation – một tổ chức nghiên cứu kinh tế xã hội có trụ sở chính tại vương quốc Anh vừa công bố. Công bố này nhằm đánh giá những quốc gia mà ở đó “niềm vui sống của người dân là cao nhất”.


Từ khi quốc vương nước Bhutan (Nam Á) đưa ra chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Gross National Happiness- GNH) vào năm 1972, đến nay trên thế giới đã có nhiều chỉ số khác theo dạng này ra đời. Chỉ số HPI được xây dựng dựa trên ba tiêu chí là: tuổi thọ trung bình của người dân; chỉ số về cuộc sống thịnh vượng; và hệ số dấu chân sinh thái (Ecological Footprint) – hệ số này được các nhà khoa học đưa ra để đánh giá hiệu năng khai thác tài nguyên thiên nhiên của loài người nhằm phục vụ cho sự thịnh vượng và tuổi thọ của những người đang sống.


Với chỉ số HPI, chúng ta có dịp để đưa ra một cái nhìn khác hơn so với quan điểm nghĩ rằng chỉ dựa trên chỉ số GDP để đánh giá sự thịnh vượng của một nước và mức độ hạnh phúc của người dân, bởi khái niệm “tiền bạc không hoàn toàn mang lại hạnh phúc” hẳn là không sai. Chính vì lí do đó mà chỉ số HPI tập trung đánh giá trên sự thoải mái của người dân trong cuộc sống theo đà phát triển của xã hội của quốc gia mà họ đang sống chứ không ưu tiên nhìn theo tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia đó.


Khi quan sát trên “bản đồ về hạnh phúc của người dân”, chúng ta dễ dàng nhận ra các màu đỏ và vàng cam là chủ yếu và chúng ta có thể đã từng nghĩ rằng người dân Mỹ đang ngập tràn hạnh phúc trong một đời sống thịnh vượng, rằng rất dễ sống tại Canada hay Úc, song những quốc gia này lại không đứng ở vị trí cao trong bảng tổng sắp. Ví dụ như tại Mỹ, “hệ số dấu chân sinh thái” quá cao nên quốc gia này không được xem như một nơi mà người dân có cuộc sống hoàn toàn hạnh phúc. Thêm vào đó chính tuổi thọ người dân thấp đã khiến nhiều nước được xếp cuối bảng.


Bản đồ này hẳn không được xem là một kết quả khoa học chính xác vì còn thiếu nhiều dữ liệu khác để nói về hạnh phúc và thịnh vượng của một quốc gia, song tấm bản đồ này thật sự cũng đã mang đến cho mọi người trên hành tinh chúng ta một cái nhìn mới, một suy nghĩ khác trước về thế nào là hạnh phúc của cư dân trong một quốc gia.


Theo Pháp Luật.



Desire 820Q đối thủ Galaxy A3 sắp về Việt Nam giá gần 7 triệu đồng

Desire 820Q đối thủ Galaxy A3 sắp về Việt Nam giá gần 7 triệu đồng

Là một trong 3 mẫu smartphone tầm trung chip 64-bit được HTC giới thiệu vào cuối tháng 9/2014 nhưng phải đến sát Tết Âm lịch 2015, phiên bản Desire 820Q mới được đưa về thị trường trong nước. Đây là mẫu smartphone nhận được khá nhiều sự chú ý hiện nay do máy chỉ đắt bằng với Galaxy A3 nhưng lại có cấu hình giống như người anh em HTC Desire 820S.


Về cơ bản, Desire 820Q giống như mẫu 820S đã về Việt Nam trước đó với giải pháp bố trí loa BoomSound đối xứng ở 2 đầu trên và dưới. Bên cạnh đó là một chút phá cách với những đường màu mảnh bao quanh thân máy cũng như các nút bấm vật lí màu trắng. Desire 820Q cũng có màn hình 5,5 inch độ phân giải HD (720 x 1280 pixel) tương tự như với Desire 820S nhưng có phần nhỉnh hơn so với màn qHD 4,5 inch (540 x 960 pixel) của Galaxy A3.


Ảnh

Thông số cơ bản Samsung Galaxy A3 và HTC Desire 820Q và HTC Desire 820S



Về phần cứng, Desire 820Q sử dụng chip Snapdragon 410 tốc độ 1,2 GHz đây là chip 64-bit đầu tiên của Qualcomm chạy trên thiết bị di động được công bố vào 12/2013, giống như Galaxy A3 ra mắt mới đây của Samsung. Máy tích hợp RAM 1 GB, bộ nhớ trong 16 GB và hỗ trợ 2 sim 2 sóng. Tuy nhiên, Desire 820Q lại được HTC trang bị camera chính độ phân giải 13 Mpx có khả năng quay phim FullHD 1080p 30 fps (khá giống 820S) còn camera chính của Galaxy A3 chỉ đạt là 8 Mpx. Trong khi đó, camera trước của 820Q đã có độ phân giải tới 8 Mpx (gấp đôi camera sau Ultrapixel của HTC M8), tích hợp ứng dụng Face Fusion, sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu tự chụp ảnh.


Ngoài ra, Desire 820Q cho phép mở rộng thẻ nhớ ngoài lên tới 128 GB (Galaxy A3 và Desire 820S chỉ có hỗ trợ tối đa 32 GB). Máy cũng có dung lượng pin 2600 mAh giống Desire 820S và cao hơn so với viên pin 1600 mAh của Galaxy A3.


Rất tiếc, cả 3 model này đều xuất xưởng với hệ điều hành Android 4.4 Kitkat chưa thực sự tối ưu cho 64 bit như bản Android Lollipop 5.0.


Theo Nghenhinvietnam.



Facebook đang kết thân với Chính quyền Trung Quốc?

Facebook đang kết thân với Chính quyền Trung Quốc?

Mark Zuckerberg dường như đang kết thân với chính quyền Trung Quốc để mạng xã hội Facebook có thế thuận lợi bước vào thị trường Trung Quốc?



Có lẽ chúng ta đã thấy những dấu hiệu cho thấy điều này khi Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook và vợ mới cưới của ông vô tình lọt vào một bản tin truyền hình Trung Quốc về cảnh sát Trung Quốc vào năm 2012.


Nhưng có lẽ các dấu hiệu đã trở nên rõ ràng hơn khi Mark tiếp đón một chính trị gia phụ trách hoạt động kiểm duyệt Internet ở Trung Quốc và bắt đầu phân phát tiểu sử nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại các văn phòng của Facebook vào tháng 12 năm 2014, một động thái đã bị lên án mạnh mẽ, thậm chí bởi chính những người dùng Internet Trung Quốc tại Trung Quốc đại lục.


Hay khi Facebook xóa đi một bài đăng của một người Tây Tạng về một cuộc biểu tình tự thiêu, một vụ việc bị giới công nghệ phát hiện ra và đã cho thấy mạng xã hội này dường như đang tiến hành tiêu chuẩn nước đôi về vấn đề nó kiểm duyệt những bài viết như thế nào. Hay khi Facebook chặn toàn bộ tài khoản của một nhà văn Trung Quốc sống lưu vong ở Đức.


Tham vọng được hoạt động tại Trung Quốc của nhà mạng xã hội khổng lồ này không phải là mới. Ngay từ năm 2010 và 2011, Zuckerberg đã được đưa tin là đến thăm các công ty công nghệ Internet tại Trung Quốc , thậm chí còn trò chuyện với CEO của Sina tại thời điểm đó. Các tin đồn cho rằng Facebook lúc đó đang tìm cách để cung cấp dịch vụ của mình tại Trung Quốc thông qua Sina.


Động thái trên đã không xảy ra, và có lẽ vì một lí do hợp lí: không ai có thể tự do kinh doanh mạng xã hội tại Trung Quốc mà không có sự can thiệp của chính phủ. Twitter đã bị chặn ở Trung Quốc, LinkedIn đã bị tai tiếng vì kiểm duyệt nội dung bên ngoài Trung Quốc nhằm cố gắng thâm nhập thị trường này, còn Google đã phải rời khỏi Trung Quốc vào năm 2010 sau khi nghi ngờ tin tặc Trung Quốc đã lẻn vào mạng an ninh của họ.


Vì những lí do này, Facebook có lí do để có bước đi thận trọng. Nhưng có vẻ khá rõ rằng Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Facebook, đang để mắt tới thị trường đầy màu mỡ này.


Trung Quốc là một thị trường tiềm năng với hơn 1 tỉ người, trong đó hơn 600 triệu người đã tham gia hoạt động trực tuyến. Nhưng không đời nào người Trung Quốc muốn bị kiểm duyệt Internet nhiều hơn, khi mà họ đã phải chịu đựng điều này trong suốt hơn một thập kỉ qua.


Theo Xã Hội Thông Tin.



Hacker tấn công website đại học Mỹ và phát trực tiếp trên Internet

Hacker tấn công website đại học Mỹ và phát trực tiếp trên Internet

Abdilo phát trực tiếp vụ tấn công website đại học Mỹ trên trang join.me



Abdilo, hacker ở Australia đã tấn công và lấy cắp 770.000 hồ sơ của công ty bảo hiểm du lịch Australia, Aussie Travel Cover. Theo trang ABC của Australia, Abdilo là kẻ đã gây ra vụ xâm phạm thông tin đời tư lớn nhất trong lịch sử Australia. Không những thế, anh ta còn tấn công vào các website trường đại học ở Mỹ và phát video trực tiếp qua Internet về tất cả các hoạt động hack của mình cho những ai quan tâm, bằng cách đăng tải lên trang web join.me.


Hacker này đã đánh sập trang web của một trường đại học của Mỹ tại Illinois thông qua kĩ thuật tấn công SQL injection – một trong những cơ chế tấn công website mà bọn tin tặc sử dụng để ăn cắp dữ liệu. Abdilo đã đánh cắp cấu trúc cơ sở dữ liệu. Sau đó, anh ta đăng tải cấu trúc cơ sở dữ liệu này lên và gọi đó là email_list. Email_list chứa các dữ liệu tin nhắn và các tài liệu đính kèm.


Ảnh

Công bố về việc phát trực tiếp trên Twitter



Ảnh

Buổi trực tiếp đã kết thúc



Sau khi hoàn thành, Abdilo còn nói lời tạm biệt "buổi tường thuật đã kết thúc" trên tài khoản Twitter của mình. Trước khi kết thúc buổi tường thuật này, dường như Abdilo đã tấn công ít nhất website của 5 trường đại học.


Abdilo còn cho rò rỉ một số dữ liệu đã lấy cắp được và thừa nhận với trang ABC rằng anh ta không sợ cảnh sát. Theo công ty nghiên cứu bảo mật IntelCrawler, Abdilo là một thiếu niên sống tại Queensland.


Theo VnReview.



Vì sao Galaxy Note 4 chưa được lên Android 5.0 Lollipop?

Vì sao Galaxy Note 4 chưa được lên Android 5.0 Lollipop?

Faryaab Sheikh, đứng đầu trang SamMobile vừa tiết lộ nguyên nhân dẫn đến nghịch lí này trong một bài viết đăng trên Twitter. Theo đó, Sheikh cho rằng, chính mẫu kính thực tế ảo mà Samsung đang phát triển - Gear VR, đã khiến cho dòng Galaxy Note 4 bị chậm trễ trong việc cập nhật phần mềm.


Ảnh

Chính mẫu kính thực tế ảo Gear VR đi kèm với Note 4.



Gear VR là thiết bị thực tế ảo không dây của hãng điện tử Hàn Quốc, sử dụng màn hình 5,7 inch Super AMOLED QHD của chiếc Note 4 như một màn chiếu chính. Điều đó nghĩa là hai thiết bị này hoạt động dựa vào nhau, không thể tách rời.Trong quá trình thử nghiệm trên hệ điều hành Android Lollipop phát sinh một số vấn đề. Do đó, công ty Oculus VR, đơn vị hợp tác cùng Samsung để sản xuất sản phẩm vẫn đang tiến hành sửa đổi hệ thống phần mềm, nhằm đảm bảo sự tương thích của cả hai thiết bị.


Nhận định vấn đề trên, trang GSMArena cho rằng Samsung bắt người sở hữu Note 4 phải chờ đợi, trong khi chưa chắc họ đã cần sử dụng thiết bị của mình để kết hợp với mẫu kính Gear VR.


Theo Zing.



LG G4 sẽ có màn hình phân giải cao nhất thế giới

LG G4 sẽ có màn hình phân giải cao nhất thế giới

Trong năm 2014 vừa qua, chỉ có một số ít mẫu smartphone vượt mốc độ phân giải màn hình từ Full HD 1080p lên Quad HD (1440 x 2560 pixels) hay còn gọi là 2K, và LG G3 chính là mẫu đi tiên phong. Tiếp tục sứ mệnh cao cả đó, thế hệ kế nhiệm LG G4 sẽ lại là mẫu smartphone đầu tiên được trang bị màn hình có độ phân giải lên tới 3K.



Phone Arena vừa dẫn nguồn từ GSMDome cho biết, hồ sơ về một thiết bị di động có số hiệu model LG-VS999 với màn hình phân giải 1620 x 2880 pixel đã được cập nhật trên UA Profile, và được cho đây sẽ là thế hệ smartphone G series mới của LG. Hiện tại, LG G3 do nhà mạng Verizon phân phối có số hiệu LG-VS985, và dựa trên cơ sở này thì có thể nhận định rằng LG-VS999 sẽ chính là phiên bản mới LG G4 sẽ trình làng ngay trong năm 2015 này.



Hồ sơ UAP không cho biết kích cỡ màn hình của mẫu smartphone LG mới đó là bao nhiêu. Nếu như LG G4 có màn hình 5,5 inch giống như LG G3 thì mật độ điểm ảnh sẽ đạt mức 600 ppi, cao nhất trong số các mẫu smartphone hiện nay. Galaxy S5 LTE-A của Samsung với màn hình 5,1 inch cũng chỉ đạt mức 576 ppi.


Thậm chí, nếu như LG G4 có màn hình 5,7 inch thì mật độ điểm ảnh cũng vẫn vượt đối thủ Samsung. Hồi đầu tháng Giêng này cũng đã xuất hiện thông tin về LG G4 của nhà mạng AT&T phân phối với số hiệu LG-F510L sẽ được trang bị chip xử lí Snapdragon 810 - thế hệ chip xử lí 64 bit mới nhất của Qualcomm được sản xuất theo công nghệ 20 nm.


Dự đoán, LG G4 sẽ được ra mắt tại sự kiện MWC 2015 vào tháng 3 tới đây.


Theo Bongdaplus.



Apple sẽ tăng gấp đôi số cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc

Apple sẽ tăng gấp đôi số cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc

Trung Quốc vốn là một thị trường không hề dễ dàng để xâm nhập, cho dù đó là các ông lớn công nghệ đến từ Mỹ hay Châu Âu. Thế nhưng tiềm năng của nơi đây là không thể chối cãi, bởi doanh số của một đất nước có dân số đông nhất thế giới sẽ có sức ảnh hưởng không nhỏ tới bất kì một hãng sản xuất phần cứng nào.


Và Apple có vẻ như cũng không phải là ngoại lệ khi mới đây, động thái của họ cho thấy Táo Khuyết sẽ mở thêm các cơ sở bán lẻ tại Trung Quốc.


Apple đã đăng thông cáo tuyển dụng nhân viên trên trang web của mình cho các cơ sở bán lẻ của mình tại 5 thành phố mà vốn chưa hề có các cửa hiệu của Apple trước đó bao gồm: Quảng Châu, Thẩm Dương, Thiên Tân, Nam Kinh và Đại Liên. Điều này cho thấy Apple đang muốn mở rộng "địa bàn" của mình ra rộng hơn các thành phố hiện nay mà họ đang đặt cửa hàng như Hồng Kông, Bắc Kinh và Thượng Hải.


Thậm chí trong một phát biểu trước báo giới, Tim Cook còn bày tỏ tham vọng biến Trung Quốc trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất của họ, vượt qua cả quê nhà là nước Mỹ. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi Apple đã tăng doanh số bán hàng tại đất nước này lên gấp đôi trong 3 tháng cuối cùng của năm ngoái.


Bắt đầu mở cửa hàng đầu tiên tại Bắc Kinh vào năm 2008, Apple đã mở rất nhiều cửa hàng tại Thượng Hải, Thành Đô, Trùng Khánh, Vô Tích, Thâm Quyến, Trịnh Châu và Hàng Châu. 2 cửa hàng mới của Apple sẽ được mở tại Trịnh Châu và Hàng Châu, đồng thời cửa hàng thứ 2 tại Trùng Khánh cũng sẽ được mở vào ngày hôm nay: 31 tháng 1.


Apple cũng đang tích cực tìm kiếm quản lí cho các của hàng tại Thiên Tân và Thẩm Dương để mở vào tháng 6 tới. Apple đặt mục tiêu sẽ có 35 cửa hàng phân phối tại Trung Quốc vào giữa năm 2016 (Hiện họ đã có 15 cửa hàng tại Trung Quốc đại lục và Hồng Kông).


Sự lớn mạnh của Trung Quốc khiến nó trở thành một thị trường cực kì quan trọng để các hãng sản xuất di động cạnh tranh lẫn nhau. Trong khi các thương hiệu nước ngoài còn đang phải cố gắng mở rộng chuỗi cung ứng, các hãng sản xuất trong nước hiện đã chiếm một lượng thị phần không nhỏ thị trường đầy tiềm năng này. Dù vậy, với khả năng cũng như thương hiệu làm sự đảm bảo cho chất lượng, Apple có nhiều cơ sở để đạt được mục đích của họ tại Trung Quốc.


Theo Genk. Nguồn Bloomberg.



Galaxy Note Edge chính thức được bán ra tại Việt Nam

Galaxy Note Edge chính thức được bán ra tại Việt Nam

Galaxy Noe Edge là một biến thể cao cấp của Galaxy Note 4 với phần màn hình cong thay thế ở cạnh phải. Ảnh: TheVerge.



Galaxy Note Edge là một biến thể cao cấp hơn của Galaxy Note 4, máy có một màn hình LCD cong được đặt phía cạnh phải rất độc đáo. Người dùng có thể sử dụng màn hình cong này để sử dụng tương tự thanh thông báo trạng thái Notification hoặc tích hợp từng chức năng riêng biệt.


Ban đầu, Samsung không thông báo Việt Nam sẽ thuộc nhóm thị trường sẽ phân phối Note Edge, vì vậy việc thiết bị tại Viêth Nam cũng khá bất ngờ. Theo những thông báo chính thức, đợt về hàng đầu tiên sẽ do Thegioididong phân phối độc quyền. Gía bán của Note Edge là 20,99 triệu đồng và sẽ bán ra từ 8/2.


Về cấu hình phần cứng, Note Edge vẫn được trang bị tương tự Note 4 với màn hình 5.6 inch, độ phân giải QHD 2K (1440 x 2560 pixel), CPU Snapdragon 805, Ram 3 GB, camera chính 16 Mpx, pin dung lượng 3000 mAh tích hợp khả năng sạc nhanh.


Theo Xã Hội Thông Tin.



Satya Nadella: Người đánh thức gã khổng lồ Microsoft

Satya Nadella: Người đánh thức gã khổng lồ Microsoft

Tháng 8/2013, CEO của Microsoft lúc đó là Steven Ballmer bất ngờ công bố sẽ nghỉ hưu sớm, sau khi làm Giám đốc điều hành thay Bill Gates từ năm 2000. Microsoft ráo riết tìm kiếm người kế vị, trong đó hai ứng viên nổi bật nhất là Alan Mulally - CEO của hãng xe hơi Ford; và Steven Elop - cựu CEO của Nokia. Giới truyền thông liên tiếp đưa tin về Alan Mulally, hoặc quay sang nhận định về các cơ hội dành cho người cũ của Nokia.


Không ai biết Satya Nadella là ai, mặc dù ông nằm trong danh sách 5 ứng viên cho chiếc ghế CEO. Đơn giản bởi người đứng đầu mảng đám mây và doanh nghiệp của Microsoft này rất ít khi xuất hiện trước công chúng. Những đóng góp của ông chủ yếu là ở các mảng kinh doanh dành cho doanh nghiệp chứ không phải là người dùng phổ thông.


Thế nhưng, khi Alan Mulally quyết định gắn bó với Ford, Satya Nadella là người được chọn ngồi vào "ghế nóng". Quyết định được công bố vào đầu tháng 2/2014. Đó là một quyết định bất ngờ, và cũng gây không ít hoài nghi. Nhưng theo thời gian, với những gì đã đóng góp cho Microsoft, Satya Nadella chứng minh rằng việc công ty lựa chọn mình là quyết định đúng đắn. Satya Nadella đã làm nên một Microsoft hoàn toàn mới, thoát khỏi những lối tư duy cũ trước đây và dám mạo hiểm đầu tư vào những mảng công nghệ đột phá vốn chưa có thể sinh lời trong tương lai gần.


6 ngày, 2 quyết định "động trời"


Không lâu sau khi ngồi vào chiếc ghế CEO, Satya Nadella tung ra hàng loạt quyết định mà trước đây ít ai có thể ngờ rằng nó lại đến từ một công ty như Microsoft. Đầu tiên, ngày 27/3/2014, ông công bố ra mắt Office cho iPad. Bộ ứng dụng văn phòng Office là "con gà đẻ trứng vàng" cho Microsoft trong nhiều năm trước đó, mang về hàng tỉ USD doanh thu cho công ty.


Trước đó, ít người có thể nghĩ đến viễn cảnh Microsoft đi làm Office cho iPad. Đây là một trong các sản phẩm chủ chốt Microsoft dùng để thuyết phục người dùng tìm đến Windows - hệ điều hành máy tính của họ. Office là ứng dụng thiết yếu mà hầu như ai dùng máy tính cũng cần tới. Lúc này, thị phần máy tính Windows đang tuột dốc không phanh, và một phần nguyên nhân là do sự cạnh tranh đến từ iPad. Giới chuyên gia vì vậy càng có cơ sở để nhận định Microsoft không đời nào phát triển Office cho iPad, bởi như thế không khác gì họ đang "đào hố chôn mình".


Thế nhưng Nadella đã làm bất ngờ tất cả. Ông còn công bố sẽ phát triển Office cho máy tính bảng Android, và sau một thời gian phát triển, sản phẩm này cũng vừa chính thức trình làng trên Google Play. Điều trớ trêu là Microsoft còn chưa có bất kì phiên bản Office nào tối ưu cho điện thoại và tablet chạy Windows màn hình cảm ứng của chính công ty, và người dùng Windows sẽ phải chờ tới ít nhất cuối năm nay, khi Windows 10 trình làng bản chính thức.


Chưa hết, Nadella cũng công bố sẽ miễn phí bản quyền Windows (bao gồm cả Windows Phone) cho các nhà sản xuất phần cứng, miễn là thiết bị của nhà sản xuất đó có kích thước từ 9 inch trở xuống. Nói cách khác, smartphone và tablet chạy Windows sẽ không phải trả tiền bản quyền cho Microsoft nữa, tương tự cách Google miễn phí Android. Trước đây, đối tác phần cứng khi sản xuất thiết bị chạy Windows Phone phải trả cho hãng phần mềm từ 15 đến 20 USD tiền bản quyền, còn với máy tính chạy Windows, mức phí cao hơn, lên tới khoảng 100 USD.


Khi Microsoft công bố 2 quyết định "động trời" trên, nhiều người tỏ ra lo ngại cho công ty. Google về bản chất là một công ty quảng cáo trên Internet. Họ miễn phí Android nhưng có cách để kiếm tiền từ quảng cáo từ nền tảng này. Trong khi đó Microsoft thì không. Họ là công ty phần mềm, và kiếm tiền từ việc người dùng mua phần mềm của mình.


Ảnh

Đưa Office lên iPad và miễn phí Windows cho thiết bị dưới 9 inch là những quyết định bất ngờ của Microsoft dưới thời CEO mới.



Tuy nhiên, xét về lâu dài, đó là những quyết định hợp lí. Muốn bước chân vào mảng di động, Microsoft không thể không miễn phí Windows. Khi mà Google cho không các đối tác sản xuất smartphone hệ điều hành Android, thì không có lí gì các công ty điện thoại lại chọn làm điện thoại Windows Phone vừa khó bán hơn vừa tốn thêm tiền bản quyền. Microsoft buộc phải chơi canh bạc miễn phí Windows Phone rồi cố gắng kiếm tiền từ các dịch vụ và các phần mềm khác đi kèm Windows.


Trong khi đó, việc đưa Office lên iPad cũng là một nỗ lực cứu Office trong tương lai. iPad hay máy tính bảng sẽ lên ngôi trong tương lai, và nếu không phát triển Office cho tablet, bộ ứng dụng này có nguy cơ bị lãng quên. Apple hay Android đều có các ứng dụng văn phòng khác trên máy tính bảng của mình để thay thế cho Office, đồng nghĩa với việc đây không còn là "hàng độc" của Microsoft như nữa.


"Mobile first, cloud first" và chiến lược Windows đi muôn nơi


Microsoft dưới thời Nadella cũng đã chuyển mình hoàn toàn so với kỉ nguyên của Steven Ballmer. Dưới thời Ballmer, Microsoft là công ty về "Thiết bị và Dịch vụ", còn Microsoft của Nadella là thời kì "mobile first, cloud first" (ưu tiên di động và đám mây trước), và Windows đi muôn nơi.


Thực chất, "mobile first, cloud first" chính là một bước tiến mới của "thiết bị và dịch vụ", trong đó di động (mobile) thay thế cho thiết bị, và đám mây thay thế cho Thiết bị. Ý nghĩ của mobile ở đây là trải nghiệm trên các loại thiết bị khác nhau thay vì chỉ cố định trên một loại thiết bị nhất định.


"Khi tôi nói mobile first, thì đó không phải ám chỉ thiết bị di động, mà muốn nói tới tính di động của trải nghiệm cá nhân. Mobile là sự trải nghiệm mở rộng tới hàng loạt thiết bị, không chỉ bó buộc vào một loại thiết bị vốn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng thể. Một số thiết bị của Microsoft có thể cung cấp trải nghiệm, một số đến từ các công ty khác" - Nadella giải thích trong một phát biểu của mình.


Windows trước đây là nền tảng chủ yếu hướng đến PC, nhưng dưới thời Nadella, nó đang len lỏi để lên tablet và cả smartphone lẫn Internet Of Things. "Trong một thế giới mà điện toán ở khắp nơi, chúng tôi muốn Windows cũng có mặt khắp mọi ngõ ngách. Đây không phải là một mô hình về giá cả hay kinh doanh, mà là cơ hội mở rộng thị trường", ông nói.


Ảnh

Window đi muôn nơi là tham vọng của Microsoft.



Định hướng phát triển của Nadella rõ ràng cho thấy ông muốn đưa Microsoft phát triển theo một cách riêng hoàn toàn trước đây, một chiến lược dài hơi. Nadella tin rằng rất nhiều người dùng iOS, OS X, Chrome, và Android ở ngoài kia sẽ không bao giờ quay trở lại sử dụng Windows nữa, nhưng họ vẫn thích sử dụng các dịch vụ của Microsoft. Bởi vậy, cơ hội phát triển dịch vụ đa nền tảng là vô cùng lớn và không thể bỏ qua, ngay cả khi Microsoft đang phải "vỗ béo" chính đối thủ của mình.


Windows vẫn sẽ là một trong những sản phẩm chính của Microsoft trong tương lai, nhưng CEO Satya Nadella mới đây chia sẻ rằng quan điểm phát triển hệ điều hành này sẽ khác. Ông muốn người dùng yêu thích Windows, và lựa chọn nó vì sự yêu thích đó. Windows 10, phiên bản Windows mới nhất hiện nay và hiện đang ở giai đoạn phát triển Technical Preview, sẽ ra mắt bản chính thức vào cuối 2015. Microsoft cũng muốn loại bỏ thương hiệu Windows Phone trước đây và sẽ dùng chung tên gọi Windows 10 cho cả hệ điều hành dùng trên smartphone cũng như máy tính bảng.


Nadella muốn người dùng thay đổi suy nghĩ của người dùng về Windows, từ suy nghĩ lựa chọn Windows vì giá rẻ (máy tính Windows rẻ hơn nhiều so với Mac) sang chọn Windows vì yêu thích nó. "Chúng tôi muốn thay đổi suy nghĩ của người dùng, từ chọn Windows vì cần đến Windows sang chọn Windows vì yêu thích nó" - Nadella nhấn mạnh.


Thách thức trước mắt



Những thay đổi của Nadella có thể sẽ thành công trong tương lai, thế nhưng ở tương lai gần, nó đang là nguyên nhân của sự tụt giảm tại Microsoft. Sau khi công bố mức doanh thu 26,5 tỉ USD trong quý gần đây nhất, giá trị cổ phiếu của Microsoft đã tụt dốc, giảm từ 47,01 USD xuống còn 42,66 USD/cổ phiếu, mức giảm gần 10%. Doanh thu của Microsoft tăng 8% trong quý này nhưng lợi nhuận lại giảm 10% so với cùng kì năm ngoái, xuống chỉ còn 5,86 tỉ USD. Dù doanh số smartphone Lumia trong quý là 10,5 triệu chiếc, tăng 28% so với cùng kì năm ngoái, nhưng doanh thu của mảng này giảm tới 61%, do một thỏa thuận thương mại giữa Microsoft và Nokia. Thị trường PC truyền thống cũng tiếp tục trong tình trạng ảm đạm, khi tiền bản quyền từ các đối tác phần cứng giảm 13%.


Thế nhưng, những cải tổ của Nadella vẫn là động thái thay đổi cần thiết đối với một gã khổng lồ đang có dấu hiệu ì ạch và chậm chạp như Microsoft. Trong một thế giới công nghệ đầy biến động, một tượng đài cũng có thể dễ dàng bị gục ngã mà Nokia là bài học nhãn tiền. Và Nadella có thể sẽ giúp Microsoft tránh khỏi vết xe đổ của nhiều công ty công nghệ khác.



Một số thông tin khác về tiểu sử Nadella:


Tính đến nay, Nadella làm việc cho Microsoft 23 năm, từ 1992.


Trước khi làm CEO, ông phụ trách mảng Điện toán mây tại công ty. Nadella chịu trách nhiệm phát triển công cụ tìm kiếm Bing. Dù Bing chưa bao giờ sánh được với Google Search, nhưng Nadella vẫn là người có công đưa dịch vụ tìm kiếm của Microsoft phát triển.


Ballmer điều động ông từ Bing sang điều hành mảng Công cụ và Máy chủ, mảng kinh doanh có giá trị 19 tỉ USD.


Nadella là người đã đưa một số công nghệ quan trọng của Microsoft, như công nghệ về cơ sở dữ liệu, Windows server và các công cụ lập trình viên, lên đám mây. Công nghệ đám mây Azure của Microsoft có sự tăng trưởng nhanh chóng và trở thành đối thủ của Amazon, một chuyên gia trong lĩnh vực này. Doanh thu từ mảng đám mây tăng lên 20,3 tỉ USD trong năm tài khóa kết thúc hồi tháng 6/2014, từ 16,6 tỉ USD ở thời điểm trước khi Nadella phụ trách vào năm 2011.


Ông cũng là người góp công giúp Microsoft đưa Office lên mây với sản phẩm Office 365. Theo công bố của Microsoft, Office 365 là một trong các sản phẩm có tốc độ phát triển cao nhất của họ.


Nadella là người rất thông minh và có tài ngoại giao. Ông rất giỏi trong việc giúp các bộ phận đang mâu thuẫn làm việc thuận hòa với nhau. Chính vì thế, Nadella rất thích hợp để phát triển chiến lược “One Microsoft” mà cựu CEO Ballmer từng đề ra trước đó.


Ông có một bằng kĩ sư điện, thạc sĩ khoa học máy tính, MBA. Trước khi làm việc ở Microsoft, ông đã làm ở Sun Microsystem, công ty nay thuộc về Oracle.



Theo ICTnews.



Cảnh báo của Einstein về công nghệ đã thành sự thật?

Cảnh báo của Einstein về công nghệ đã thành sự thật?

Một số nhà sử học từng phản bác quan điểm trên của Einstein, nhưng những gì đang diễn ra hiện nay dường như cho thấy phỏng đoán của nhà khoa học lỗi lạc có thể đang thành hiện thực.


Hãy nhìn ra xung quanh bạn! Ở bất kì đâu, bất cứ khi đang làm gì, người ta cũng dán chặt mắt vào điện thoại của họ như những bức ảnh dưới đây:



Cuộc khảo sát do một công ty marketing số hóa phát hiện, chỉ tính riêng ở Anh, một người trung bình dùng smartphone tới 221 lần/ngày, để nhắn tin, xử lí thư điện tử và sử dụng các dạng truyền thông xã hội.



Thông thường, mọi người bắt đầu dùng máy từ 7h31 sáng và đến tận 23h21 tối mới ngưng chạm vào chiếc điện thoại di động của họ.



Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng, tới 70% chúng ta trông cậy vào chiếc điện thoại của họ khi một mình trong đám đông, khiến bản thân họ trông bận rộn hơn. 60% số người được hỏi thú nhận đã nhắn tin cho một người bạn ở cùng tòa nhà, thay vì đi bộ vài chục mét để gặp gỡ họ.



Theo các nhà nghiên cứu, 2/3 người trong chúng ta phát hiện bản thân giống như thây ma sống, sử dụng smartphone của mình như một phản xạ mà thực sự không biết lí do tại sao.



Nếu phải tách rời điện thoại di động, 80% mọi người có cảm giác bị mất mát hay đi lạc đường.



Với trung bình 3,5 tiếng đồng hồ mỗi ngày dán chặt vào điện thoại, khoảng thời gian này chúng ta gần như mù tịt về thế giới xung quanh. Hậu quả cuối cùng có thể là sự vô nhân đạo.



"Chúng ta đang ngày càng ít giao tiếp mặt đối mặt hơn. Nếu chúng ta không trò chuyện với nhau, sẽ rất khó để tạo lập sự cảm thông", nhà khoa học đáng kính Baroness Susan Greenfield, tác giả cuốn "Mind Change", nhấn mạnh.


Theo VietNamNet.



QUẢN LÝ KHÁCH SẠN NHÀ HÀNG

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN

QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN Nỗ lực tìm một CEO (tổng giám đốc) chuyên nghiệp với kỳ vọng người này sẽ đồng hành, gắn bó lâu dài là tâm lý chung của đa số doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, những cuộc “hôn nhân” đó đều chấm dứt chỉ sau một thời gian ngắn. Khi có sự thay đổi lớn về chiến lược, chẳng hạn như tái cấu trúc, chuẩn bị mua bán – sáp nhập, mở rộng vốn đầu tư và thị trường, các chủ doanh nghiệp thường có nhu cầu tìm kiếm một tướng giỏi để giúp họ lèo lái công việc. Song, khi đã thành công hoặc tạm thành công với chiến lược mới, dấu hiệu rạn nứt giữa đôi bên bắt đầu xảy ra và CEO phải ra đi. Ông Robert Trần, CEO Công ty Robenny khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chuyên tư vấn và cho thuê CEO, khuyên, các ông chủ doanh nghiệp đừng quá kỳ vọng vào một cuộc hôn nhân bền vững, lâu dài. “Doanh nghiệp Việt nên thay đổi quan niệm, chọn đúng CEO vào đúng từng giai đoạn phát triển của công ty”, ông nói. Đây cũng là cách thức mà các nước phát triển đã áp dụng thành công.

Khi nào tôi cần thuê CEO?
Nam Long là một tập đoàn chuyên đầu tư và kinh doanh bất động sản đã trải qua 18 năm tồn tại, có 8 công ty con và đang hoạt động mạnh trong 3 lĩnh vực: phát triển quỹ đất, nhà ở và các dự án văn phòng, trung tâm thương mại. Với quy mô ngày càng lớn, ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, cho biết ông muốn tìm một CEO chuyên nghiệp nhưng 5 năm rồi vẫn chưa tìm được.
Không giống như Nam Long, các công ty như Đồng Tâm, Giấy Sài Gòn đều đã thuê CEO, nhưng rồi họ cũng ra đi. Sau các cuộc chia tay đó, ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Đồng Tâm và ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Giấy Sài Gòn, đã có những trải nghiệm quý giá chia sẻ với gần 200 doanh nhân tại buổi Tọa đàm “Finding CEO – Gian nan đường tìm tướng giỏi” do Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức vào cuối tháng 10 vừa qua.
Theo ông Robert Trần, mỗi doanh nghiệp đều trải qua 3 giai đoạn phát triển: bắt đầu phát triển, phát triển và phát triển bền vững. Ở mỗi giai đoạn doanh nghiệp sẽ có mục tiêu khác nhau nên nhu cầu thuê CEO cũng khác nhau. Theo ông, đa số doanh nghiệp lớn tại Việt Nam hiện nay ở giai đoạn đang phát triển, nhưng chính xác là vào đầu, giữa hay cuối giai đoạn thì chủ doanh nghiệp cần phải xác định rõ.
Năm 2007, Đồng Tâm là 1 trong 2 doanh nghiệp lớn của Việt Nam được Bộ Khoa học Công nghệ chọn triển khai thí điểm dự án “Vươn tới đỉnh cao” (BiC – Best in Class), xây dựng những thương hiệu lớn của Việt Nam vươn lên tầm khu vực. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải tái cấu trúc dây chuyền sản xuất, nhân sự… Chủ tịch Võ Quốc Thắng đã mời ông Etienne Lucien Laude (quốc tịch Pháp), từng là CEO Công ty Thiết bị Điện Schneider Vietnam, về giữ chức CEO của Đồng Tâm.
Về Đồng Tâm tháng 8.2008, ông Laude đã bắt tay triển khai module đầu tiên về quản lý sản xuất theo BiC, giúp tiết kiệm tối đa chi phí quản lý, hạn chế tồn kho… Tuy nhiên, cuối tháng 9 vừa qua, Tập đoàn Đồng Tâm đã kết thúc hợp đồng 2 năm với CEO người Pháp này, dù những module quan trọng của quá trình tái cấu trúc vẫn chưa kết thúc.
Giống như Đồng Tâm, đầu năm 2003, Giấy Sài Gòn tiến hành cổ phần hóa, ông Vị đã bắt đầu nghĩ đến việc thay đổi mô hình quản trị từ gia đình sang kiểu quản lý chuyên nghiệp thường thấy ở nhiều tập đoàn đa quốc gia, thuê CEO điều hành Công ty, còn ông lui về làm chiến lược. Đến năm 2008, Giấy Sài Gòn quyết định tăng vốn, mở rộng đầu tư và đã mời ông Trần Xuân Nam về làm CEO. Ông Nam từng là giám đốc tài chính của nhiều công ty lớn như Đồ gỗ Scancom Việt Nam (Đan Mạch), Coca-Cola Việt Nam, Tập đoàn Kinh Đô và là Phó Giám đốc Công ty Gỗ Trường Thành. Với kinh nghiệm và chuyên môn về tài chính, ông Nam đã rất thành công trong việc huy động vốn cho Công ty. Tuy nhiên, khi Giấy Sài Gòn đặt ra chỉ tiêu duy trì và tăng trưởng doanh thu trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu thì sở trường tài chính của vị CEO mới không còn phù hợp. Cuối năm 2008, ông Nam từ chức.
Lúc này, ông Vị đã mời ông Huỳnh Văn Rô, vốn giỏi trong lĩnh vực bán hàng, về thay ông Nam. Năm 2008, dưới thời ông Rô, tốc độ tăng trưởng của Giấy Sài Gòn có phần ổn định, song tình hình nhân sự lại có nhiều xáo trộn, không ít người giỏi đã ra đi. Đến cuối năm 2009 ông Rô cũng rời Giấy Sài Gòn, ông Vị lại trở về với vai trò CEO.
Cũng với mục đích thay đổi chiến lược, năm 2009, Công ty Cổ phần Kềm Nghĩa quyết định mở rộng thị trường ở nước ngoài, tham vọng xây dựng thương hiệu toàn cầu và mời ông Đỗ Hòa về làm CEO. Ông Hòa từng có hơn 10 năm làm CEO cho các công ty thương mại nước ngoài và Giám đốc Chiến lược Khu vực Đông Nam Á cùng với New Zealand và Úc của Tập đoàn Shell (Hà Lan) suốt 9 năm, trong đó có 2 năm làm chuyên gia cao cấp của Shell tại Indonesia. Tuy nhiên, sau 1 năm, ông Hòa cũng rời Kềm Nghĩa với lý do không đồng quan điểm về chiến lược phát triển của Công ty. Sau 1 năm ông Hòa làm CEO, doanh số của Kềm Nghĩa đã tăng từ 13% lên 21%, ngay trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu và doanh số của toàn ngành lúc đó giảm đến 40%.
Dù đều có kết cục chung đường ai nấy đi, nhưng sau những cuộc chia tay này ông Robert Trần cho rằng, các ông chủ doanh nghiệp nói trên vẫn đạt được những thành công nhất định vì đã chọn đúng CEO vào đúng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến đây một câu hỏi khó lại được đặt ra là biết tìm ở đâu những CEO như vậy.
CEO đến từ đâu?
Theo ông Robert Trần, có 3 nguồn thuê CEO là người Việt làm quản lý tại các công ty đa quốc gia, Việt kiều và nhà quản lý người nước ngoài.
Nhóm CEO người Việt có mặt mạnh là am hiểu thị trường, có nhiệt huyết và tham vọng phát triển nhanh. Đặc biệt, họ cùng có chung ngôn ngữ, am hiểu văn hóa làm việc của người Việt. Trong khi đó, các CEO là Việt kiều đa số có kinh nghiệm quản lý từ các tập đoàn đa quốc gia và lợi thế của họ là giỏi ngoại ngữ, biết văn hóa làm việc ở trong nước và cả nước ngoài. Cuối cùng là CEO người nước ngoài, với lợi thế được đào tạo và làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của các tập đoàn đa quốc gia, hiểu thị trường nước ngoài.